Hãy viết 1 bài văn phân tích khổ 1 của bài thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ” của Thanh Hải

Hãy viết 1 bài văn phân tích khổ 1 của bài thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ” của Thanh Hải

1 bình luận về “Hãy viết 1 bài văn phân tích khổ 1 của bài thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ” của Thanh Hải”

  1.  Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thanh Hải, bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân dâng hiến cho đời. Dù đang bị bệnh nặng, thế nhưng vì quá xúc động trước vẻ đẹp tha thiết của mùa xuân, tác giả đã sáng tác ra bài thơ. Và tất cả điều trên được thể hiện rõ nét nhất qua khổ thơ thứ nhất của bài thơ. 
     Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đã được tác giả khắc họa vô cùng rõ nét trong khổ thơ đầu:
    “Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng.”
    Các hình ảnh “dòng sông” – sông Hương, “bông hoa” – khóm lục bình, và “con chim chiền chiện” đã mở ra một không gian bao la khoáng đạt, với sức xuân bao trùm khắp đất trời. Sắc xanh của dòng sông cùng với màu tím biếc của bông hoa đã gợi nên sức sống tươi tắn và mãnh liệt, với hình thức câu đối vô cùng hài hòa và là hình ảnh đặc trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế. Tiếng chim chiền chiện cũng là một thanh âm sống động và tràn đầy sức sống, làm nổi bật và khổ thơ như được xuyên suốt bằng những câu hót líu lo vui tươi. Câu thơ “Mọc giữa dòng sông xanh” với động từ mọc được đảo lên đầu câu đã nhấn mạnh sức trỗi dậy, sự vươn lên của sự vật, của bông hoa trên dòng sông xanh thắm; và cũng là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả trước sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp nên thơ nhường ấy. Biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa trong tiếng gọi: “Ơi con chim chiền chiện” đã làm bật lên sự gần gũi, thân thiết và tình yêu đối với thiên nhiên đất trời của tác giả Thanh Hải. Bên cạnh biện pháp nhân hóa, biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cũng đã được sử dụng thông qua hình ảnh “Giọt long lanh rơi”. Nhờ vậy, âm thanh tiếng chim trở nên có hình khối cụ thể, và âm thanh chim hót như không tan biến loãng mất vào trong không gian mà đọng lại, kết lại thành từng giọt, và cứ từ từ rơi xuống. Bất giác, tác giả đã đưa tay ra hứng lấy tiếng chim, như hứng lấy những giọt sương sớm của buổi ban mai. Nhà thơ đã dùng mọi giác quan để đón nhận và cảm nhận cái vẻ đẹp trong trẻo ấy của mùa xuân, đó là thị giác, thính giác và xúc giác, với cảm xúc say sưa và ngất ngây trước vẻ đẹp dịu dàng ấy. Động từ “hứng” đã diễn tả trọn vẹn thái độ nâng niu, trân trọng mà tác giả dùng để thu lại tiếng chim hót, thu lại sự tươi đẹp của cảnh xuân. Qua đó, ta thấy được tinh thần lạc quan yêu đời của tác giả, cho dù đang phải chịu căn bệnh nặng, nhưng vẫn nhìn đời và thiên nhiên cảnh vật bằng một tình yêu tha thiết.
     Nhà thơ Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân đất nước với tất cả sự tài hoa của ngòi bút nơi ông, sự tinh tế của một tâm hồn đầy lãng mạn thơ mộng. Với những hình ảnh độc đáo, các biện pháp nghệ thuật tu từ cùng giọng thơ tha thiết tươi đẹp, tác giả đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân, mùa xuân của đất nước, mùa xuân mà ông muốn khắc ghi mãi trong tim, muốn cống hiến hết mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới