hãy viết bài văn về một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 9 đã khiến em thay đổi / làm mới bản thân
hãy viết bài văn về một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 9 đã khiến em thay đổi / làm mới bản thân
2 bình luận về “hãy viết bài văn về một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 9 đã khiến em thay đổi / làm mới bản thân”
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” vang lên như khúc hát ca ngợi tinh thần hăng say lao động và thể hiện lòng biết ơn với biển: “Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào”. Ánh trăng lung linh in bóng xuống dòng nước theo những cơn sóng lăn tăn đánh nhẹ vào mạn thuyền như nhịp gõ cá của ngư dân. Có lẽ vì thấu hiểu công sức của người lao động mà “biển cho ta cá như lòng mẹ”, biển như người mẹ hiền mang tình yêu thương bao la, ngày đêm đem hết sự sống của mình để nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành. Biển cả đã hào phóng ban tặng cho con người biết bao tài nguyên, hải sản quý hiếm để nuôi dưỡng sự sống của mỗi người chúng ta. Con người ngày đêm đánh bắt, khai thác từ biển biết bao nguồn lợi lớn mà biển cả thì giống như người mẹ hiền cứ cho đi mà không hề nuối tiếc. Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con người với thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào với thiên nhiên trù phú, đa dạng. Sau một ngày lao động nhọc nhằn vất vả, khi sao mờ đi, bình minh ló dạng thì cũng là lúc mà ngư dân khẩn trương kéo lưới, căng buồm trở về nhà: “Sao mờ kéo lười kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”. “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” không chỉ gợi ta sức mạnh cường tráng, tư thế hiên ngang của con người trong lao động mà còn giúp người đọc hình dung được thành quả bội thu sau một đêm. Cá chi chít san sát nhau như một chùm quả gợi lên trong lòng người biết bao niềm vui mừng hạnh phúc khi nhìn thấy những chùm cá tươi roi rói. Họ ra khơi với tiếng hát đầy hứng khởi và trở về với một khoan thuyền đầy cá nặng. Hình ảnh “vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông” hiện lên đẹp và thơ mộng viết bao, Huy Cận đã tài tình khéo léo, tô đậm thêm không khí tràn ngập sức sống và thành quả lao động của người dân vùng biển. Đoạn thơ kết thúc với hình ảnh “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” như xua tan hết những vất vả, cực nhọc thay vào đó là tinh thần đầy hứng khởi, háo hức đón chờ một ngày mới với những mẻ cá đầy tươi.
Những câu thơ vang lên như lời khẳng định về mối quan hệ giữa con người với con người, về sự chia sẻ và hi sinh. Phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri cũng khiến ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau giống như thế.
Tác phẩm là câu chuyện kể về sự thay đổi của Giôn-xi, một nữ họa sĩ trẻ tuổi. Là một người có tài, khao khát được sống hết mình với nghệ thuật. Thế nhưng căn bệnh sưng phổi và sự nghèo túng đã khiến cô tuyệt vọng và không muốn sống nữa. Giôn-xi đã sống một chuỗi những ngày đen tối, không niềm tin, không hi vọng thậm chí là tàn nhẫn với những người yêu quý cô khi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ đến khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
Câu chuyện có lẽ đã dừng lại với cái chết được dự báo trước của Giôn-xi khi trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng suốt cả đêm qua, khiến cho những cây thường xuân cũng rã rời, lá của chúng sẽ rụng hết xuống. Nhưng không, vẫn còn một chiếc lá cuối cùng trên cây, được tác giả miêu tả “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Chiếc lá ấy vẫn kiên cường bám chặt vào cành cây cách mặt đất khoảng chừng hai mươi bộ, hôm sau, hôm sau nữa chiếc lá ấy vẫn như thế. Từ một con người tuyệt vọng chỉ chực chờ chết, hình ảnh của chiếc lá thường xuân kiên cường đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, cô khao khát được sống và mong mỏi “một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Điều ấy cũng có nghĩa, chiếc lá cuối cùng đã khiến cho tâm hồn một con người hồi sinh, khiến cho cô gái sống lại với khao khát và đam mê nghệ thuật của mình. Cuối cùng thì Giôn-xi cũng qua cơn nguy hiểm và dần dần khỏe trở lại.
O Hen-ri đã sử dụng rất nhiều tình tiết hấp dẫn, sự sắp xếp chặt chẽ khéo léo và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần khiến cho người đọc đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hóa ra, chiếc lá cuối cùng kiên cường bám trụ lại trên cành ấy lại là “kiệt tác của cụ Bơ-men”. Hóa ra, người ốm yếu, tuyệt vọng bên bờ vực của cái chết lại đang dần khỏe lại, còn người khỏe mạnh như cụ Bơ-men lại chết vì sưng phổi, dù mới chỉ ốm có hai ngày. Điều đáng nói ở đây chính là tinh thần hi sinh cao cả của cụ Bơ-men, một người họa sĩ già với khao khát cả cuộc đời là “vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được”, cụ đã đánh đổi cả mạng sống của mình níu giữ tâm hồn và sự sống cho cô họa sĩ trẻ Giôn-xi. Xiu đã kể lại với Giôn-xi về cụ Bơ-men một cách đầy xúc động “…cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt…người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắm sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau…”. Bức tranh của cụ đã làm thức dậy khao khát sống cũng đã khơi dậy trong lòng người đọc sự thương cảm, trân trọng với nghĩa cử cao đẹp của cụ Bơ-men. Đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời, cụ vẫn sống với đam mê hội họa của mình. Và phải chăng, chính vì câu chuyện đầy tình người đằng sau bức họa chiếc lá cuối cùng ấy đã biến nó thành một kiệt tác đúng như di nguyện của cụ Bơ-men lúc còn sống. Nghệ thuật suy cho cùng cũng là cách khiến cho con người cảm thấy thỏa mãn, khiến con người thay đổi và sống tốt hơn. Và, cụ Bơ-men đã mang tình người để làm nên giá trị vĩnh hằng cho tác phẩm cuối cùng – kiệt tác trong cuộc đời họa sĩ của mình.
Có thể nói, đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trích trong truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri đã khiến người đọc rung động trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ, giữa Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men. Câu chuyện ấy cũng nhắc nhở chúng ta về tấm lòng lương thiện, sự chia sẻ giữa người với người trong xã hội ngày nay.
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào”.
Ánh trăng lung linh in bóng xuống dòng nước theo những cơn sóng lăn tăn đánh nhẹ vào mạn thuyền như nhịp gõ cá của ngư dân. Có lẽ vì thấu hiểu công sức của người lao động mà “biển cho ta cá như lòng mẹ”, biển như người mẹ hiền mang tình yêu thương bao la, ngày đêm đem hết sự sống của mình để nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành. Biển cả đã hào phóng ban tặng cho con người biết bao tài nguyên, hải sản quý hiếm để nuôi dưỡng sự sống của mỗi người chúng ta. Con người ngày đêm đánh bắt, khai thác từ biển biết bao nguồn lợi lớn mà biển cả thì giống như người mẹ hiền cứ cho đi mà không hề nuối tiếc. Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con người với thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào với thiên nhiên trù phú, đa dạng.
Sau một ngày lao động nhọc nhằn vất vả, khi sao mờ đi, bình minh ló dạng thì cũng là lúc mà ngư dân khẩn trương kéo lưới, căng buồm trở về nhà:
“Sao mờ kéo lười kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.
“Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” không chỉ gợi ta sức mạnh cường tráng, tư thế hiên ngang của con người trong lao động mà còn giúp người đọc hình dung được thành quả bội thu sau một đêm. Cá chi chít san sát nhau như một chùm quả gợi lên trong lòng người biết bao niềm vui mừng hạnh phúc khi nhìn thấy những chùm cá tươi roi rói. Họ ra khơi với tiếng hát đầy hứng khởi và trở về với một khoan thuyền đầy cá nặng.
Hình ảnh “vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông” hiện lên đẹp và thơ mộng viết bao, Huy Cận đã tài tình khéo léo, tô đậm thêm không khí tràn ngập sức sống và thành quả lao động của người dân vùng biển. Đoạn thơ kết thúc với hình ảnh “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” như xua tan hết những vất vả, cực nhọc thay vào đó là tinh thần đầy hứng khởi, háo hức đón chờ một ngày mới với những mẻ cá đầy tươi.