2 bình luận về “hình ảnh người lính lái xe trong tiểu đội xe……”
Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ.
* Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, coi thường hiểm nguy:
– Xe không có kính không ảnh hưởng gì đến tư thế, tầm nhìn:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Từ “ung dung” được dùng đảo trật tự đưa lên đầu câu thơ nhấn mạnh tư thế người lái xe. Mặc dù gian khổ, thiếu thốn, những người lính vẫn lên xe với tư thế” ung dung” đường hoàng, hiên ngang đầy bản lĩnh.
– Qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, với mọi khó khăn, gian khổ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
+ Điệp ngữ “nhìn thấy”, tính từ “đột ngột” (cảm giác bất ngờ), hình ảnh cánh chim như sa như ùa vào buồng lái đã diễn tả sinh động cảm nhận thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái.
+ Hình ảnh: gió, sao trời, cánh chim,…là những hình ảnh thiên nhiên đẹp và gợi cảm thể hiện nét lãng mạn trong tâm hồn người lính.
+ “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” là ẩn dụ về con đường chiến đấu vì miền Nam độc lập, hành trình của chiếc xe không kính là hành trình của tình yêu đất nước.
– Xe không có kính,mỗi lúc người lính còn phải chịu thêm sự khắc nghiệt của thời tiết Trường Sơn:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời.
+ Cấu trúc lặp lại: “ừ thì”…,”chưa cần”và những chi tiết”phì phèo châm điếu thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”,”lái trăm cây số nữa”… tạo ra giọng điệu ngang tàng, bất chấp gian khổ của người lính.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh gian khổ và tư thế của người lính: không có kính, bụi phun…, phì phèo châm điếu thuốc,… cười ha ha; không có kính, mưa tuôn, mưa xối…, chưa cần thay lái trăm cây số nữa…vừa diễn tả nỗi gian khổ vừa thể hiện niềm lạc quan ,coi thường gian khổ của người lính.
+ Sự phối hợp thanh điệu: nhưng thanh trắc: có kính, ướt áo, xối, lái… gợi tả cái nghiệt ngã của hoàn cảnh; những thanh bằng dùng trong cả đoạn thơ và đặc biệt là câu cuối:”Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” mở ra những phút yên à, ung dung trong tâm hồn người lái xe. Đó là niềm lạc quan, bản lĩnh thép của con người Việt Nam ra trận.
* Tình đồng chí đồng đội cao đẹp, gắn bó keo sơn:
– Tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe được hình thành từ trong thử thách đạn nổ bom rơi khi cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
– Họ chào nhau bằng cử chỉ thật đặc biệt khi gặp nhau:”bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Xe không kính trở thành cái “tiện” để các anh xích lại gần nhau, để bày tỏ tình cảm cảm và mối giao hòa tuyệt diệu, truyền cho nhau sức mạnh, tình đồng chí, đồng đội, lòng yêu nước và quyết tâm đánh giặc.
– Trong phút giây sinh hoạt ngắn ngủi: họ cùng nhau nấu cơm khi đến bữa, họ chung bát đũa khi gặp bữa và trở thành gia đình đầm ấm. Tình cảm đồng chí đã hóa thành tình cảm ruột thịt gia đình để họ sống chết có nhau.
– Cùng tiếp tục cuộc hành trình chiến đấu: ” Lại đi, lại đi trời xanh thêm “,”trời xanh thêm”vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến, vì có niềm vui về ngày mai chiến thắng. Tình đồng đội đã góp phần củng cố thêm tình yêu đất nước và ý chí chiến đấu.
* Tình yêu tổ quốc thiết tha và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt:
– Tác giả phát hiện tất cả mọi khía cạnh của cái”không”; không có kính, không có đèn, không có mui… thêm một lần nữa nhấn mạnh những thử thách khắc nghiệt đối với người lính lái xe. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “Không có kính/rồi xe không có đèn/Không có mui xe/thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, hố bom.
– Từ đó khẳng định một cái “có” : “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái kết đọng ở “trái tim”. Cách nói hoán dụ “trái tim” thể hiện lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc Mỹ sôi sục, ý chí chiến đấu kiên cường vì miền Nam sẽ làm nên sức mạnh chiến thắng. Ẩn sau hình ảnh thơ là chân lý của thời đại chúng ta: sức mạnh chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
2 bình luận về “hình ảnh người lính lái xe trong tiểu đội xe……”