Lập dàn ý bài viếng lăng bác khổ 3,4 (Cảm xúc khi vào viếng lăng., Cảm xúc khi rời lăng)
Lập dàn ý bài viếng lăng bác khổ 3,4 (Cảm xúc khi vào viếng lăng., Cảm xúc khi rời lăng)
2 bình luận về “Lập dàn ý bài viếng lăng bác khổ 3,4 (Cảm xúc khi vào viếng lăng., Cảm xúc khi rời lăng)”
I.Mở bài
-Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm – Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
-Giới thiệu khổ 3,4
II.Thân bài
*Giới thiệu khái quát
*Cảm nhận cụ thể
a.Cảm xúc của tác giả khi bước vào lăng Bác: – Hình ảnh ẩn dụ, so sánh “mặt trời”: + Ẩn dụ: “mặt trời” chính là Bác Hồ, là nguồn sáng chói loà và rực rỡ + So sánh: mặt trời thiên nhiên và “mặt trời” Bác đều tỏa sáng rạng rỡ. – Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”: nỗi xúc động tiếc thương của người dân đối với sự ra đi của Bác. – Điệp từ “ngày ngày”: diễn tả sự lặp lại thường xuyên, vô tận
– Hình ảnh kết tinh “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: + Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo: “dòng người” – tràng hoa: Là tràng hoa của lòng người, của lòng biết ơn, trân trọng của con người Việt Nam với Bác. + “bảy mươi chín mùa xuân”: hoán dụ số tuổi của Bác
– Niềm biết ơn chân thành và sự xúc động nghẹn ngào của tác giả: + Nói giảm nói tránh về sự ra đi của Bác “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên” + Hình ảnh “một vầng trăng sáng dịu hiền”: liên tưởng thú vị của nhà thơ gợi liên tưởng đến tâm hồn thanh cao, giản dị của Bác đồng thời gợi nhớ đến những bài thơ ngập ánh trăng của Người.
– Niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”: + Nỗi đau đớn, xót xa trước sự ra đi của Bác + Niềm xúc động, tê tái tận trong tâm hồn “nhói trong tim”.
b. Cảm xúc của nhà thơ trước khi rời lăng Bác: – Cuộc chia ly bịn rịn, lưu luyến của người con miền Nam: + “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: lời từ biệt xúc động chan chứa tình cảm sâu nặng.
– Ước nguyện chân thành của nhà thơ: + Điệp từ “muốn làm”: nhấn mạnh sự khao khát và ước nguyện của nhà thơ. + Muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre để ngày ngày ở bên Bác.
+ Hình ảnh “cây tre” kết thúc bài thơ là ẩn dụ cho con người Việt Nam. + “Cây tre trung hiếu”: con người Việt Nam bất khuất, trung với Đảng, hiếu với dân
*Đánh giá
3. Kết bài:
Cảm nhận chung: Bài thơ là niềm cảm xúc chân thành, lòng thành kính của nhà thơ, của mọi người đối với Bác Hồ.
Niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác đã được chính ông thể hiện thể hiện vô cùng sâu sắc trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Trc hết, trong niềm xúc động nghẹn ngào ấy, nhà thơ ngắm nhìn Bác đang yên nghỉ như trong một “giấc ngủ bình yên”. Câu thơ đã tái hiện lại ko gian trong lăng yên tĩnh, trang nghiêm với ánh đèn dịu nhẹ. Nghệ thuật nói giảm nói tránh một lần nữa được sử dụng đã làm giảm bớt nỗi đau thương, xót xa, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi. Đối với nhà thơ, Bác chỉ như vừa chợp mắt ngủ. Hình ảnh “trăng sáng dịu hiền” ko chỉ tả thực không gian trong lăng mà còn ẩn dụ cho tâm hồn trong sáng, giản dị, thanh cao làm gợi nhớ đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. Nhìn thấy Bác, Viễn Phương thốt lên nghẹn ngào:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Cụm từ “vẫn biết – mà sao” khiến lời thơ thêm nghẹn ngào, xúc động, thể hiện rõ sự tiếc thương của tác giả trước sự ra đi của Bác. Hình ảnh “trời xanh” cũng như “mặt trời”, “vầng trăng” là hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự lớn lao, vĩ đại mà vô cùng giản dị, thanh cao của Bác. Lí trí của nhà thơ và tất cả chúng ta đểu rõ, hình ảnh tư tưởng, đạo đức, cách mạng của Bác vẫn còn sống mãi, nhưng trái tim của tác giả vẫn nghe nhói, đau đớn, xót xa vì thực sự là Bác đã ra đi. Động từ “nhói” đã biểu cảm trực tiếp nỗi đau quạn thắt, tái tê trong lòng và niềm tiếc thương vô hạn trong lòng nhà thơ. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp với ẩn dụ để diễn tả sâu sắc cảm nhận của mình khi vào lăng viếng Bác.
– Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
– Hình ảnh ẩn dụ, so sánh “mặt trời”:
+ Ẩn dụ: “mặt trời” chính là Bác Hồ, là nguồn sáng chói loà và rực rỡ
+ So sánh: mặt trời thiên nhiên và “mặt trời” Bác đều tỏa sáng rạng rỡ.
– Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”: nỗi xúc động tiếc thương của người dân đối với sự ra đi của Bác.
– Điệp từ “ngày ngày”: diễn tả sự lặp lại thường xuyên, vô tận
+ Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo: “dòng người” – tràng hoa: Là tràng hoa của lòng người, của lòng biết ơn, trân trọng của con người Việt Nam với Bác.
+ “bảy mươi chín mùa xuân”: hoán dụ số tuổi của Bác
+ Nói giảm nói tránh về sự ra đi của Bác “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên”
+ Hình ảnh “một vầng trăng sáng dịu hiền”: liên tưởng thú vị của nhà thơ gợi liên tưởng đến tâm hồn thanh cao, giản dị của Bác đồng thời gợi nhớ đến những bài thơ ngập ánh trăng của Người.
+ Nỗi đau đớn, xót xa trước sự ra đi của Bác
+ Niềm xúc động, tê tái tận trong tâm hồn “nhói trong tim”.
– Cuộc chia ly bịn rịn, lưu luyến của người con miền Nam:
+ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: lời từ biệt xúc động chan chứa tình cảm sâu nặng.
+ Điệp từ “muốn làm”: nhấn mạnh sự khao khát và ước nguyện của nhà thơ.
+ Muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre để ngày ngày ở bên Bác.
+ “Cây tre trung hiếu”: con người Việt Nam bất khuất, trung với Đảng, hiếu với dân