*Lập dàn ý cho đề văn sau: 10 Nêu cảm nhận của em về tình đồng chí trong đoạn thơ sau: ” Quê hương anh nước mặn, đồng chu

*Lập dàn ý cho đề văn sau:
10 Nêu cảm nhận của em về tình đồng chí trong đoạn thơ sau:
” Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính…”.
– Mong mọi người giúp mình! Mình cần gấp!

1 bình luận về “*Lập dàn ý cho đề văn sau: 10 Nêu cảm nhận của em về tình đồng chí trong đoạn thơ sau: ” Quê hương anh nước mặn, đồng chu”

  1. 1.    Quê hương anh nước mặn đồng chua
           Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
    -Thủ pháp tương đối được sử dụng ở ngay câu thơ đầu nhằm gợi ra sự đăng đối,sự tương đồng trong cảnh ngộ của người lính
    -Thành ngữ
    +Nước mặn đồng chua:những vùng đồng chiêm,nước trũng,ngập mặn ven biển rất khó làm ăn
    +Đất cày lên sỏi đá:những vùng trung du,miền núi,bị phong hóa bạc màu,rất khó canh tác.
    -Giọng thơ:Nhẹ nhàng,gần gũi,khiến cho 2 câu thơ giống như lời thủ thỉ tâm tình.
    =>Ta có thể thấy”quê hương anh”và”làng tôi”ở đây tui khác nhau về địa giới ,người miền xuôi,kẻ miền ngược,đều khó làm ăn canh tác như nhau,đều chung cái nghèo khổ,nhưng đây cũng là bệ phóng để hình thành tình đồng chí ,cùng hòa mình vào nhịp điệu của chiến tranh.
    Liên hệ:   Những chiếc xe đã về đây họp thành tiểu đội
                    Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
    2.                                    Anh với tôi đôi người xa lạ
                                           Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
                                           Súng bên súng,đầu sát bên đầu
    -Nếu như ở 2 câu thơ đầu,”anh”và”tôi”được đặt theo cấu trúc sóng đôi trên dưới thì giờ đây,”anh”và”tôi đã được đặt cạnh nhau trong quan hệ từ”với”thể hiện mối liên kết gắn bó khăng khít keo sơn
    -Từ “đôi”là từ chỉ 2 cá thể luôn đi liền với nhau->gắn bó
    -“Súng”:giải thích cho sự chiến đấu,chiến tranh
    -“Đầu:sự cùng chung lí tưởng chiến đấu,cùng chung mục đích.
    -“Đêm rét”:thời tiết đặc trưng của miền núi phía Bắc.
    -“chung”:sự cùng chung cảnh ngộ,chung giai cấp,chung khát vọng hòa bình.
    -“Đồng chí”:Là điểm sáng của toàn bài.Như chốt lại cơ sở hình thành tình đồng chí đó là khi các anh gọi nhau 2 tiếng đồng chí.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới