Lập dàn ý và viết thành đoạn văn với khổ thơ thứ 5 (khúc ca về tình yêu lao động và lòng biết ơn quê hương b

Lập dàn ý và viết thành đoạn văn với khổ thơ thứ 5 (khúc ca về tình yêu lao động và lòng biết ơn quê hương biển cả) bài “Đoàn thuyền đánh cá” theo phép lập luận T-P-H 15 câu, sử dụng 1 TP biệt lập cảm thán và 1 phép nối (Gạch chân và chú thích rõ)
– Thời gian có nhiều nên các bạn từ từ viết nha
– Không chép mạng

2 bình luận về “Lập dàn ý và viết thành đoạn văn với khổ thơ thứ 5 (khúc ca về tình yêu lao động và lòng biết ơn quê hương b”

  1. A – PHÂN TÍCH ĐỀ
    1. Chủ đề
    – Khúc ca về tình yêu lao động
    – Lòng biết ơn quê hương biển cả
    2. Hình thức
    – Tổng – Phân – Hợp
    – 15 câu
    3. Phạm vi kiến thức
    – Khổ thơ thứ 5 bài “Đoàn thuyền đánh cá”
    4. Tiếng việt
    – Thành phần biệt lập cảm thán
    – 1 phép nối
    _______________________________________________________________________
    B – DÀN Ý
    1. Khúc ca về tình yêu lao động (2 câu thơ đầu)
                                                      “Ta hát bài ca gọi cá vào
                                                       Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
    – Không gian biển đêm bao la dưới ắnh trăng lung linh huyền ảo
    – “Hát” -> sự lạc quan, yêu đời của người dân chài
    – Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Ta” vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều -> thể hiện sự đoàn kết
    – “Gõ thuyền” (Nhân hoá + Ẩn dụ) -> con người không nhỏ bé đơn độc mà giao hoà với thiên nhiên, thiên nhiên đồng hành cùng con người làm đẹp thêm công việc đánh cá trên biển
    $\\$
    2. Lòng biết ơn của người dân chài đối với biển cả quê hương (2 câu thơ sau)
                                                      “Biển cho ta cá như lòng mẹ
                                                       Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
    – Nghệ thuật so sánh “Biển” – “lòng mẹ”
    -> Biển cho ta cá tôm nuôi lớn bao thế hệ dân chài
    -> Biển bao dung như lòng mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn con người
    -> Con người gắn bó với biển “tự buổi nào”
    -> Bày tỏ lòng biết ơn vào bảo vệ biển
    $\\$
    3. Nghệ thuật
    – Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ bao la
    – Cảm hứng về tình yêu lao động của người dân chài
    – Hồn thơ bay bổng lãng mạn
    => Gợi tả không khí lao động hứng khởi, niềm vui khi xây dựng cuộc sống mới
    4. Kết (Nâng cao, khái quát toàn bài)
    _______________________________________________________________________
    C – VIẾT THÀNH ĐOẠN VĂN
       Khúc ca về tình yêu lao động và lòng biết ơn biển cả quê hương ở khổ thơ thứ năm đã được Huy Cận thể hiện sâu sắc trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (1958). Trước hết, hai câu thơ đầu đã cho thấy niềm vui phơi phới và khúc ca yêu lao động của người dân chài
                                                 “Ta hát bài ca gọi cá vào
                                                  Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
    Câu thơ hiện lên trong không gian biển đêm bao la lung linh, huyền ảo dưới ánh trăng. Động từ “hát” xuất hiện nhiều lần trong bài thể hiện sự lạc quan, yêu đời của người dân chài. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Ta” cho thấy tinh thần đoàn kết, yêu công việc, yêu lao động của họ; họ coi “cá” là người bạn thân thiết – mang đến nguồn lợi to lớn cho con người. Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hoá kết hợp so sánh khiến hình ảnh trở nên lãng mạn đầy chất thơ, con người không hề nhỏ bé đơn độc mà giao hoà với thiên nhiên, thiên nhiên đồng hành cùng con người làm đẹp thêm công việc đánh cá trên biển. Ôi, tình yêu lao động, yêu công việc của những người dân chài thật đáng quý làm sao! Tiếp đến, hai câu thơ sau đã cho thấy lòng biết ơn biển cả quê hương của người dân chài:
                                                 “Biển cho ta cá như lòng mẹ
                                                  Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
    Huy Cận so sánh “Biển” với “lòng mẹ” khiến hình ảnh biển cả bao dụng như lòng mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn con ngươig. Từ đó có thể thấy biển giàu đẹp với phong phú những loài cá, nuôi lớn bao thế hệ dân chài. Bên cạnh đó, nhà thơ còn nhân hoá “nuôi lớn đời ta”, con người gắn bó với biển đã lâu “tự buổi nào” nên bộc lộ lòng biết ơn, sự thân thiết của con người với biển cả. Về nghệ thuật, bài thơ đã thể hiện cảm hứng sâu sắc về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng yêu lao động, hồn thơ bay bổng lãng mạn gợi tả không khí lao động hứng khởi, niềm vui khi xây dựng cuộc sống mới. Có thể nói, “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ thành công nhất của Huy Cận, qua đó ca ngợi sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, bộc lộ niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống mới.
    *Chú thích:
    Từ ngữ dùng làm phép nối: Trước hết
    Thành phần biệt lập cảm thán: Ôi
    #1201

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới