Lập ý bài Làng * lưu ý : lập ý chứ ko phải lập dàn ý ( ko chép mạng nhắc lại là ko chép mạng )

Lập ý bài Làng
* lưu ý : lập ý chứ ko phải lập dàn ý ( ko chép mạng nhắc lại là ko chép mạng )

1 bình luận về “Lập ý bài Làng * lưu ý : lập ý chứ ko phải lập dàn ý ( ko chép mạng nhắc lại là ko chép mạng )”

  1. I. Mở bài
    Giới thiệu truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân
    Dẫn dắt vấn đề nghị luận: thành công về nghệ thuật thể hiện tài năng viết truyện ngắn của nhà văn
    II. Thân bài
    1. Khái quát truyện ngắn Làng
    – Hoàn cảnh sáng tác
    – Cốt truyện
    Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai người yêu làng, sau khi rời làng tản cư ông Hai luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người
    Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc,ông thấy bẽ bàng, tủi hổ, đau xót không dám ra ngoài chỉ ở trong nhà, mỗi khi nghe thấy ai nhắc tới từ Việt gian theo Tây ông lão đều lảng tránh. Mãi tới khi được cải chính, ông Hai mới vui vẻ trở lại, và tiếp tục hãnh diện khoe làng chợ Dầu của mình
    2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm để thấy tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân
    – Nghệ thuật tạo dựng tình huống làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật
        + Đặt nhân vật vào tình huống éo le, bất ngờ: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
        + Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai
    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu qua việc miêu tả nội tâm:
        + Tâm trạng ông Hai biến chuyển từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính diễn ra phức tạp, tinh tế
        + Nhiều đoạn miêu tả tâm lí rất sâu sắc ( ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: da mặt tê rân rân, cổ nghẹn ắng lại, lúc ông Hai lựa chọn giữa tình yêu nước với tình yêu làng)
        + Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật chứng tỏ Kim Lân am hiểu về người nông dân và thế giới tinh thần của họ
    – Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc: ngôn ngữ truyện đặc sắc nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai.
        + Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân
        + Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, truyện được trần thuật chủ yếu theo lời nhân vật ông Hai (hình thức trần thuật ngôi thứ 3)
        + Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điêm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động
        + Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật
    III. Kết bài
    Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ nhân vật
    Những đặc sắc về nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong hoàn cảnh tản cư
    Khẳng định Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc và có sức lay động tới trái tim người đọc

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới