mở bài và kết bài chung của mọi tác phẩm (văn, thơ) ,,plz

mở bài và kết bài chung của mọi tác phẩm (văn, thơ) ,,plz

2 bình luận về “mở bài và kết bài chung của mọi tác phẩm (văn, thơ) ,,plz”

  1. @ Mở bài :
    Cách 1
       “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
          Như đám mây ngũ sắc ngũ trên đầu”
    Có những tác phẩm ra đời để rồi quên ngay sau đó. Nhưng có những tác phẩm lại như một dòng sông đỏ nặng phù sa , đi qua và để lại trong tâm hồn , trái tim mỗi người những cảm xúc , hoài niệm khó phai mờ. Những tác phẩm ấy đã trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” . Và …..(tác phẩm)……. của  …..(tác giả)…….. là một tác phẩm như vậy . Tác phẩm đã thể hiện …….(nhận định)…….. của tác giả.
    Áp dụng , ví dụ cụ thể :
     “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
          Như đám mây ngũ sắc ngũ trên đầu”
    Có những tác phẩm ra đời để rồi quên ngay sau đó. Nhưng có những tác phẩm lại như một dòng sông đỏ nặng phù sa , đi qua và để lại trong tâm hồn , trái tim mỗi người những cảm xúc , hoài niệm khó phai mờ. Những tác phẩm ấy đã trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” . Và “Viếng lăng Bác”  của Viễn Phương là một tác phẩm như vậy . Tác phẩm đã thể hiện những cung bậc cảm xúc thật tinh khi vào viếng thăm lăng của tác giả.
    Cách 2 
    Nam Cao , tác giả “Đời thừa” đã từng trăn trở “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu và sáng tạo những cái gì chưa có” . Không muốn văn chương trở thành một thứ phiên bản của cuộc đời thì những nhà văn , nhà thơ phải có khám phá riêng , tác phẩm phải là bức thông điệp của tác giả về cuộc sống . Dùng tiêu chí đó làm thược do thì ……. (tác phẩm ) ………… của ……… (tác giả) ………… là một bứt phá thành công. Đặc biệt , tác phẩm đã thể hiện thật tinh tế …………(nhận định) ………………
    Áp dụng , ví dụ cụ thể :
    Nam Cao , tác giả “Đời thừa” đã từng trăn trở “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu và sáng tạo những cái gì chưa có” . Không muốn văn chương trở thành một thứ phiên bản của cuộc đời thì những nhà văn , nhà thơ phải có khám phá riêng , tác phẩm phải là bức thông điệp của tác giả về cuộc sống . Dùng tiêu chí đó làm thược do thì “Lặng lẽ Sa Pa” của “Nguyễn Thành Long” là một bứt phá thành công. Đặc biệt , tác phẩm đã thể hiện thật tinh tế vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua cái nhìn đầy ấn tượng của ông họa sĩ trong cuộc gặp mặt đầy bất ngờ và dư vị.
    @ Kết Bài :
    Khép lại tác phẩm ……….(tên tác phẩm)……….. của ……………..(nhà văn/nhà thơ + tên tác giả)……… mà còn biết bao dư vị , cảm xúc lắng đọng lại trong trái tim của của độc giả. Với sự tinh tế của mình , ……… (tác giả)…… đã thành công rực rỡ trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật thật đặc sắc. Tác phẩm của ………(tên tác giả)………… đã vươn lên và vượt qua được “sức mạnh nghiệt ngã của thời gian” , nó không bị phai mờ theo năm tháng. Đúng như Ai-ma-top đã từng nhận định “Một tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối ” . (Liên hệ nếu có).
    Áp dụng , ví dụ cụ thể :
    Khép lại tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê mà còn biết bao dư vị , cảm xúc lắng đọng lại trong trái tim của của độc giả. Với sự tinh tế của mình , Lê Minh Khuê đã thành công rực rỡ trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật thật đặc sắc của tác phẩm. Tác phẩm của Lê Minh Khuê đã vươn lên và vượt qua được “sức mạnh nghiệt ngã của thời gian” , nó không bị phai mờ theo năm tháng. Đúng như Ai-ma-top đã từng nhận định “Một tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối ” . Là một học sinh , bản thân em thấy mình cần tích cực học tập và rèn luyện thật tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thêm tươi đẹp hơn nữa.

    Trả lời
  2. Yêu cầu của mở bài viết cảm nghĩ/phân tích về một tác phẩm văn học/đoạn trích bao gồm:
    – Khái quát về tác giả.
    – Khái quát về tác phẩm/đoạn trích.
    -> Mở bài hoàn chỉnh:
    Có những tác phẩm mang sức sống trường tồn trước dòng chảy của thời gian. Lớp rêu phong của năm tháng không thể phủ mờ các giá trị của các áng văng chương ấy. Một trong số đó là tác phẩm/đoạn trích của tác giả B. [Khái quát (nghệ thuật) nội dung chính của đoạn trích.]
    Ví dụ: Có những tác phẩm mang sức sống trường tồn trước dòng chảy của thời gian. Lớp rêu phong của năm tháng không thể phủ mờ các giá trị của các áng văng chương ấy. Một trong số đó là tác phẩm “Con cò” của Chế Lan Viên. Qua việc khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩ của lời ru đối với cuộc đời mỗi người.
    __
    Yêu cầu của mở bài viết cảm nghĩ/phân tích về một tác phẩm văn học/đoạn trích bao gồm:
    – Khái quát lại về tác phẩm/đoạn trích (nội dung và nghệ thuật).
    – Phát biểu cảm nghĩ/mở rộng nâng cao vấn đề.
    -> Kết bài hoàn chỉnh:
    Tóm lại, thời gian có thể xóa nhòa đi nhiều thứ nhưng những giá trị mà tác phẩm/đoạn trích mang lại cho người đọc vẫn còn nguyên vẹn. Gấp lại trang sách, trái tim người đọc không thể phai mờ (khái quát nghệ thuật/nội dung). Qua đó thể hiện (phát biểu cảm nghĩ/đánh giá của bản thân và mở rộng nâng cao vấn đề.)
    Ví dụ: Tóm lại, thời gian có thể xóa nhòa đi nhiều thứ nhưng những giá trị mà tác phẩm “Sang thu” mang lại cho người đọc vẫn còn nguyên vẹn. Gấp lại trang sách, trái tim người đọc không thể phai mờ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển thiên nhiên lúc giao mùa. Qua đó cho ta thấy những điều tưởng chừng như ở ngay trước mắt mà ít ai để tâm tới. Bài thơ không chỉ là cảm nhận về thời tiết và suy nghĩ của nhà thơ, mà còn để ta nhìn nhận lại bài thân mình sau những đổi thay của thời gian… 
    *Lưu ý: A là tên tác phẩm/đoạn trích; B là tên tác giả. Phần còn lại áp dụng cho tất cả các mở bài/kết bài nêu cảm nghĩ/phân tích về tác phẩm/đoạn trích. 
    __
    Bonus: ngoài ra phần công thức mở bài và kết bài này cũng có thể áp dụng vào phân tích/nêu cảm nhận về nhân vật của một tác phẩm x nào đó. Chỉ cần chỉnh sửa phần sau sao cho hợp lý là được. Lưu ý tên đoạn trích/tác phẩm phải để trong dấu ngoặc kép. Để mình ví dụ nhé:
    Có những tác phẩm mang sức sống trường tồn trước dòng chảy của thời gian. Lớp rêu phong của năm tháng không thể phủ mờ các giá trị của các áng văng chương ấy. Một trong số đó là tác phẩm “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Đọc truyện ngắn này, người đọc không thể quên được nhân vật bé Thu là một đứa trẻ ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng có tình yêu thương cha sâu sắc.
    .
    Tóm lại, thời gian có thể xóa nhòa đi nhiều thứ nhưng những giá trị mà truyện ngắn “Chiếc lược ngà” mang lại cho người đọc vẫn còn nguyên vẹn. Gấp lại trang sách, trái tim người đọc không thể phai mờ hình ảnh bé Thu (nêu ra đặc điểm nổi bật của nhân vật). Qua đó (nêu cảm nghĩ và mở rộng nâng cao vấn đề.)
    __
    Ngoài ra phần thân bài nên chia thành từng luận điểm chính. Khai triển luận điểm bằng câu chủ đề khái quát cả đoạn văn (đoạn văn diễn dịch). Trước mỗi câu chủ đề nên viết như sau:
    Đầu tiên, (câu chủ đề)
    Tiếp theo/Sau đó, (câu chủ đề)
    Cuối cùng, (câu chủ đề)
    __
    Phần kết bài nên bắt đầu bằng:
    Tóm lại, như vậy, chung quy lại…
    .
    (Phía trên là công thức viết một bài văn phân tích/nêu cảm nghĩ về một tác phẩm/đoạn trích/nhân vật của mình. Phần mở bài và kết bài yêu cầu bắt buộc đi với nhau. Chỉ cần học thuộc phần công thức thì khi làm bài bạn dù “học tủ” không trúng thì cũng có thể ăn điểm mở bài và kết bài thay vì cắn bút. Còn phần thân bài nên viết các ý “Đầu tiên, tiếp theo, cuối cùng…” trước mỗi câu luận điểm chủ đề để bài làm được rành mạch, rõ ý hơn. Bài làm chỉ mang tính chất tham khảo.)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới