nghị luận về đức tính trug thực (lập dàn ý)

nghị luận về đức tính trug thực (lập dàn ý)

1 bình luận về “nghị luận về đức tính trug thực (lập dàn ý)”

  1. # Ly
    a) Mở bài (đoạn):
    – Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bàn về đức tính trung thực
    b) Thân bài (đoạn):
    **) Giải thích:
    – Trung thực nghĩa là ngay thẳng , thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật.
    **)  Bàn luận:
    – Biểu hiện:
           + Người có đức tính trung thực sẽ ko nói sai sự thật, đặt điều hay nịnh bợ để lấy lòng bất kì ai
           + Những con người như vậy luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải
           + Là người dám làm, dám nhận
           + Người trung thực là người ko đề cao bản thận, luôn khiêm tốn và nhận xét, đánh giá khách quan về người khác
    – Vai trò, ý nghĩa:
           + Trung thực sẽ giúp ta xây dựng được sự uy tín, sự tín nhiệm của mọi người xung quanh
            + Người trung thực thường có cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.
            + Họ sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, tin tưởng
            +  Trung thực sẽ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, sự tin tưởng giữa người với người
            + Tính trung thực sẽ giúp cho xã hội, đất nước trở nên văn minh hơn và phát triển dựa trên lẽ phải, sự công bằng
    [ Một số câu nói về lòng trung thực: 
        @) Cây ngay không sợ chết đứng
        @)  Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan – Thomas Jefferson
        @) Sự trung thực là viên đá nền của mọi thành công, không có nó, sự tin cậy và khả năng hành động sẽ không tồn tại – Mary Kay Ash ]
    – Mở rộng (phản đề):
         Dối trá và không trung thực sẽ biến con người thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá  hủy nét đẹp truyền thống của dân tộc. Chúng ta cần lên tiếng phê phán những kẻ như vậy.
    **) Bài học:
          Chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình: Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là đức tính không thể thiếu, cần rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện bản thân, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội đi lên.
    c) Kết bài (đoạn):
        – Khẳng định lại vấn đề nghị luận. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới