Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏn
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại lến giờ sống mũi còn cay!
a) Nêu khái quát về tác giả Bằng Việt
b) Nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên
c) Nêu các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và từ ngữ biện phép tu từ đó

1 bình luận về “Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

  1. 1. 
    -HCRĐ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
    2. 
    “Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, khi đó nước ta phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, chủ yếu từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
    Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ. Về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ. Về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.
    3. 
    Tình cảm của người cháu đối với bà đã được diễn tả sinh động qua khổ thơ trên. Trước đây,đó là một khung cảnh nghèo nàn với cái đói bủa vây, bà vẫn chăm chút, yêu thương cháu. Nay cháu đã đi xa, đến nơi hoàn toàn khác. Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay cao, bay xa đến những chân trời cao rộng có “ khói trăm tàu”,”lửa trăm nhà”,”niềm vui trăm ngả”. Tuy thế, cháu vẫn khôn nguôi nhớ về bà và bếp lửa quê hương, nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. Hình ảnh bà cũng chính là hình ảnh quê hương đất nước một thời gian khó, đạn lửa. Bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời.
    4. Trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở, bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng nói về tình cảm bà cháu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới