-Thành ngữ là tập hợp từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường biểu hiện qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…
2 Bài tập
2
-Tổ hợp là thành ngữ là câu b,d,e
-Tổ hợp là tục ngữ là câu a,c
+Giải thích
a) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng : Hoàn cảnh, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tính cách, phẩm chất con người.
b) Đánh trông bỏ dùi: làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
c) Chó treo mèo đậy : Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất.
d) Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.
e) Nước mắt cá sấu: sự thương xót, thông cảm giả tạo đánh lừa người khác
3-Thành ngữ có yếu tố chỉ độ
Chó cắn áo rách: đã khó khăn lại gặp thêm tai họa.
Ếch ngồi đáy giếng: những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ.
→ Đặt câu :
Gia cảnh đã nghèo khó, lại thêm chứng ốm đau, đúng làchó cắn áo ráchmà.
Hắn ta tưởng mình tài giỏi, có năng khiếu nhưng cứ quanh quẩn một vùng đất bé nhỏ thì cũng chỉ làếch ngồi đáy giếngmà thôi.
Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.
Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, đại khái, không đi sâu chi tiết.
→ Đặt câu :
Cậu nói ngắn gọn thôi, cứdây cà ra dây muốngthế thì ai hiểu được !
Dù chỉ là bài đọc thêm nhưng cũng rất quan trọng, không thể học kiểucưỡi ngựa xem hoađược đâu.
1 bình luận về “2.ôn tập tổng kết về từ vựng”