Bài thơ Mùa xuân nhỏ nhỏ chính là những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Em hãy làm sáng

Bài thơ Mùa xuân nhỏ nhỏ chính là những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích 3 khổ thơ đầu của bài thơ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Mn cứu mk vs

1 bình luận về “Bài thơ Mùa xuân nhỏ nhỏ chính là những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Em hãy làm sáng”

  1. Bài thơ Mùa xuân nhỏ nhỏ chính là những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Trong bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, chỉ bằng vài nét phác họa, bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đã hiện lên qua những cảm nhận rất tinh tế của nhà thơ  Thanh Hải :
    ” Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời “
    Bức tranh mùa xuân được gợi ra bằng những nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, bằng những hình ảnh nho nhỏ, bình dị, thân quen – dòng sông, bông hoa, con chim.  Chao ôi, không gian mùa xuân mở ra cao vời và thoáng đãng từ mặt đất tới bầu trời. Màu sắc xuân cũng tươi thắm, hài hòa với màu xanh của dòng sông làm nền cho màu tím thanh tân, đầy sức sống của bông hoa xứ Huế thơ mộng.  Chữ « mọc » đảo lên đầu câu (đảo ngữ) gợi hình ảnh bông hoa như mọc lên từ dưới lòng sông, gắn chặt lấy dòng sông ; gợi sức sống mãnh liệt của bông hoa,  gợi sức sống mạnh mẽ của mùa xuân như đang bật dậy từ mùa đông lạnh lẽo.  Tác giả không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng thị giác mà mà còn lắng nghe mùa xuân về vang ngân trong âm thanh tiếng chim chiền chiện tươi vui, vang vọng làm rộn rã cả không gian cao rộng Âm thanh ấy là hơi thở, là tiếng nói của thiên nhiên vạn vật đang bừng lên đầy sức sống. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua thán từ « ơi », câu hỏi tu từ  “Hót chi mà vang trời?” khiến câu thơ của Thanh Hải như một tiếng gọi thân thương diễn tả cảm xúc thiết tha giữa con người và tạo vật. Để rồi nhà thơ không chỉ nhìn ngắm, lắng nghe mà dường như còn muốn thu cả mùa xuân vào trong lòng mình :
    « Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng » 
    « Giọt long lanh rơi » có thể là giọt mưa xuân, là giọt sương buổi sớm mai trong lành, mát mẻ.  Tuy nhiên theo dòng cảm xúc của bài thơ thì có thể hiểu đây là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) khiến âm thanh trong trẻo ấy trở nên  hữu hình, lắng đọng  như những hạt ngọc thả rơi trong không gian mùa xuân.  Tất cả được tác giả cảm nhận bằng niềm say sưa ngây ngất, sự nâng niu, trân trọng của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng: « Tôi đưa tay tôi hứng ». Và qua đó khổ thơ thứ hai trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước. Nhà thơ đã tập trung khắc họa hình ảnh những con người làm nên mùa xuân cho đất nước:
    ” Mùa xuân người cầm súng
    Lộc giắt đầy trên lưng
    Mùa xuân người ra đồng
    Lộc trải dài nương mạ ” 
    Phép liệt kê hai hình ảnh hoán dụ : « người cầm súng » ( người chiến sĩ đang cầm chắc tay súng nơi biên cương Tổ quốc) , « người ra đồng » ( người nông dân đang hăng say lao động nơi hậu phương ) gợi không khí tập nập khẩn trương của hai lực lượng chính với hai nhiệm vụ cơ bản trên cả hai mặt trận – bảo vệ và xây dựng đất nước.Họ là hình ảnh tiêu biểu xuất hiện rất đẹp trong tư thế đang làm nhiệm vụ và tâm thế sẵn sàng cống hiến. « Lộc » vừa là chồi non, cành biếc mơn mởn mang  vẻ đẹp của mùa xuân, vừa là ẩn dụ cho những điều may mắn, tốt đẹp,  những thành quả viên mãn, thể hiện ước nguyện của con người trong ngày xuân Người lính khoác trên vai cành lá ngụy trang mang theo sức sống của mùa xuân, sức mạnh của dân tộc ra trận bảo vệ đất nước, người nông dân mang mùa xuân và sức lao động làm nên màu xanh cho đồng ruộng. Họ mang mùa xuân trên vai, trên lưng hay chính họ đang gieo mùa xuân cho đất nước. Điệp từ “mùa xuân” được nhắc đi nhắc lại hai lần gợi bước đi của mùa xuân trong không gian và trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Các từ “giắt đầy”, “trải dài” gợi màu xanh bất tận và sức xuân đang tràn ngập trên mọi nẻo đường.  Mùa xuân đất nước còn được khắc họa trong nhịp điệu « hối hả, xôn xao » :
    ” Tất cả như hối hả
    Tất cả như xôn xao “
    Sự lặp lại cấu trúc « tất cả như » cùng với việc sử dụng từ láy “hối hả”, “”xôn xao”  gợi không khí lao động khẩn trương, rộn ràng, náo nức của những con người đang vào xuân, gợi  khí thế,  quyết tâm, ào ạt và mãnh liệt trên khắp mọi miền . “Hối hả” gợi sự chuyển biến bên ngoài như nhanh hơn, gấp hơn còn “xôn xao” gợi sự chuyển biến trong lòng người vui tươi hơn, náo nức hơn. Tất cả thiên nhiên, con người, đất nước cùng một nhịp vào xuân hứa hẹn một tương lai đổi mới và phát triển.  Và khổ thơ thứ ba là cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước. Nhà thơ đã khám phá, ngợi ca sức sống của mùa xuân đất nước trên hành trình bốn nghìn năm lịch sử:
    “  Đất nước bốn nghìn năm
     Vất vả và gian lao” .
    Các tính từ “vả vả”, “gian lao” khái quát một chặng đường dài dựng nước và giữ nước của dân tộc – “vất vả” trong quá trình lao động xây dựng đất nước và “gian lao” trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Đó là quá khứ hào hùng và đầy đau thương của cả một dân tộc. Đất nước được nhân hóa qua từ « vất vả, gian lao » hiện ra  như một người mẹ tảo tần, giàu đức hy sinh trải qua bao thăng trầm của cuộc sống vẫn tỏa sáng, vững vàng trên đường đi tới tương lai – bà mẹ Tổ quốc.  Nhà thơ đã thể hiện niềm cảm thông và tự hào về đất nước với bề dày lịch sử giàu truyền thống anh hùng. Còn hình ảnh đất nước trong tương lai được so sánh với một hình ảnh đẹp, giàu sức gợi:
                                          “ Đất nước như vì sao
                                          Cứ đi lên phía trước ” .
    “ Đất nước ” được so sánh “ như vì sao ”  gợi ra ánh sáng bất diệt của những vì tinh tú, gợi ra hình ảnh đẹp đẽ trên lá cờ Tổ quốc đã ngợi ca sự tỏa sáng của đất nước trong tư thế kiêu hãnh  đi lên.  Đồng thời hình ảnh thơ còn khẳng định sự trường tồn, bất diệt và thể hiện niềm tự hào, niềm tin, niềm hy vọng của tác giả vào tương lai của đất nước. Động từ « cứ » được đặt lên đầu câu thể hiện ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá của cả dân tộc trong hành trình dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả đang hứa hẹn một tương lai đổi mới trên hành trình đi tới tương lai.  Qua ba khổ thơ trên , bằng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ thơ giàu sức gợi  , nhà thơ dã khắc họa thành công cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới