cảm nhận của em về tinh cảm của bé thu với người cha trong đoạn trích truyện chiếc lược nga
cảm nhận của em về tinh cảm của bé thu với người cha trong đoạn trích truyện chiếc lược nga
1 bình luận về “cảm nhận của em về tinh cảm của bé thu với người cha trong đoạn trích truyện chiếc lược nga”
Bé Thu là một trong hai nhân vật chính của truyện. Cô bé 8 tuổi quê ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang với tính cách mạnh mẽ nhưng vẫn mang nét hồn nhiên của một đứa trẻ. Nhà văn đã xây dựng nhân vật với diễn biến tâm lý sinh động.
Trước khi nhận ra ông Sáu thái độ của bé Thu thể hiện qua hàng loạt những chi tiết mà người kể chuyện là Bác Ba đã miêu tả rất sinh động cụ thể:
Ban đầu khi gặp ông Sáu bé Thu sợ hãi mặt nó tái mét đi vụt chạy và thét lên để gọi má cầu cứu.
Những ngày ông Sáu nghỉ phép ở nhà nó nhất định không chịu gọi ba mà toàn nói trổng “vô ăn cơm; cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Trong khi khó khăn, nguy cấp vì phải chắt nước một nồi cơm to, nặng quá sức thì cô bé vẫn loay hoay tự xoay sở lấy.
Cô bé từ chối mọi sự chăm sóc, vỗ về chăm sóc của ông Sáu: Trong bữa cơm khi ông bỏ vào chén nó miếng trứng cá nó lấy đũa hất ra cơm văng tung tóe… bị ba đánh nó không thèm khóc mà bỏ sang nhà ngoại, khi xuống xuồng lại còn cố ý khua dây lòi tói cho kêu rổn rảng thật to.
Sau khi nhận ra ông Sáu là cha thái độ của bé Thu hoàn toàn thay đổi:
Sở dĩ bé Thu không chịu nhận cha vì trên mặt ông Sáu có một vết thẹo khiến cho gương mặt ông trở nên khác lạ so với hình ảnh người cha trong tâm trí cô bé. Sau khi nghe bà ngoại giải thích ba đi đánh Tây bị Tây nó bắn thì thái độ của bé hoàn toàn thay đổi nó không bướng bỉnh, cau có, cố chấp nữa mà thay vào đó là “khuôn mặt sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghỉ ngơi sâu xa” vẻ nghĩ ngợi ấy khác hẳn thường ngày già dặn so với cái tuổi lên 8 của nó. Nó ân hận vì những ngày qua đã không đối xử tốt với ba nó.
Khi ông Sáu khẽ cất lời từ biệt thì tình cha con trỗi dậy cô bé cất tiếng kêu ba đến xé lòng: “Ba … a … a … ba” xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan của mọi người. Tiếng ba của bé Thu là tình cảm dồn nén tích tụ bấy lâu nay bây giờ mới vỡ òa ra. Tình cảm và nỗi nhớ thương dồn nén ấy còn được bộc lộ qua hàng loạt những cử chỉ hành động: “Cô bé chạy xô lại ôm chặt lấy ba mình, hôn ba và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Hai tay nó siết chặt lấy cổ… Nó dang cả hai chân rồi câu thật chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run” trong lòng người kể là bác Ba cũng dâng trào niềm xúc động trước tình cảm cha con sâu nặng ấy.
Hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu có sự trái ngược mà lại thống nhất. Khi chưa nhận ra thì xa lánh, khi đã nhận ra thì nồng nàn mãnh liệt. Nhưng thống nhất ở chỗ đều thể hiện tình cảm sâu sắc, tính cách rạch ròi, dứt khoát và mạnh mẽ chưa hiểu thì không làm theo, chưa tin thì không nghe theo. Cá tính ấy nhà văn đã chuẩn bị cho nhân vật để sau này trở thành một cô giao liên dũng cảm. Tuy nhiên Thu vẫn là cô bé lên 8, có cái hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ, nhận ba hay không chỉ vì một vết thẹo trên mặt.
Nguyễn Quang Sáng tỏ ra am hiểu tâm lý của trẻ em và đã diễn tả quá trình thay đổi tâm lý ấy một cách chân thực và đầy trân trọng, yêu thương. Nhân vật cũng được đặt trong một tình huống éo le để bộc lộ rõ nét phẩm chất, tính cách của mình.
Nhân vật bé Thu tiêu biểu cho số phận đau thương và vẻ đẹp phẩm chất của con người Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Câu chuyện cũng cho thấy vẻ đẹp của tình cha con vượt lên bom đạn, khói lửa chiến tranh.
1 bình luận về “cảm nhận của em về tinh cảm của bé thu với người cha trong đoạn trích truyện chiếc lược nga”