Cảm nhận của em về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với còn” ngắn gọn nhất
Cảm nhận của em về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với còn” ngắn gọn nhất
1 bình luận về “Cảm nhận của em về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với còn” ngắn gọn nhất”
!!LƯU Ý: ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG Ý ĐỂ CẤU TẠO NÊN THÂN BÀI, MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THÌ BẠN NÊN TỰ THÊM VÀO!! TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, CỘI NGUỒN THUỘC VÀO 11 CÂU ĐẦU!!
Bài thơ mở ra với những hình ảnh về một gia đình êm ấm hạnh phúc
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Bằng những hình ảnh cụ thể, giản dị, nghệ thuật điệp cấu trúc và phép tăng tiến, Y Phương đã gợi tả hình ảnh 1 gia đình êm ấm, hạnh phúc. Đó là con đang chập chững bước đi đầu tiên, êm ấm trong vòng tay, chăm chút của cha mẹ, từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, mừng vui đón nhận. Con đã lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ.
Cùng với gia đình, thì quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”
Quê hương được giới thiệu qua lối nói hình ảnh của người vùng cao “người đồng mình”, Y Phương gọi những người cùng quê hương bằng ba từ giản dị nhưng cũng thật ngọt ngào. Cách nói đó đã bộc lộ tình cảm gắn bó, thân thiết. “Người đồng mình” là người quê mình, là những con người biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương.
Cuộc sống lao động khổ nhọc mà cần cù, vui tươi của “người đồng mình” được gợi tả qua các hình ảnh đẹp “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” các động từ “đan”, “cài”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo trong lao động vừa gợi lên sự gắn bó của họ. Tuy nhiên hình ảnh “hoa” là biểu tượng cho cái đẹp và đặc biệt là câu hát qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cũng trở nên cụ thể, hình ảnh gợi tả vẻ đẹp, tâm hồn lạc quan yêu đời và yêu cuộc sống, yêu lao động của người miền núi. Họ vừa làm việc vừa gửi tâm hồn lãng mạn của mình vào tiếng hát vui tươi. Cuộc sống dẫu có gian khổ vất vả nhưng vẫn nên thơ và lãng mạn.
Con lớn lên trên quê hương thơ mộng và nghĩa tình. “Hoa” là biểu tượng của vẻ đẹp, của rừng núi, của thiên nhiên cũng như “tấm lòng” là vẻ đẹp của con người, nối kết những trái tym yêu thương, những tấm lòng nghĩa tình. Quê hương cùng với thiên nhiên tươi đẹp nên thơ và những con người cần cù, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, sống gắn bó, tình cảm đã là cội nguồn nuôi dưỡng và sẽ luôn là điểm tựa tinh thần cho con trên những chặng đường đời.
Với vẻ đẹp của quê hương và người đồng mình đã kết đọng lại trong kỉ niệm đáng nhớ nhất của đời người. Cuối cùng tác giả tâm sự với con về kỷ niệm êm đềm hạnh phúc nhất của cha mẹ. Bởi đó cũng là cội nguồn sinh thành nên con.
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Nhớ về ngày cưới là nhớ về kỷ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình. Nó là minh chứng cho tình yêu và đứa con là kết tinh của tình yêu ấy. Ngày đầu tiên đẹp nhất cũng có thể là ngày cưới nhưng cũng có thể là ngày con chào đời.
Đoạn thơ là lời dặn dò nhắn nhủ, tâm tình của người cha về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con. Gia đình, quê hương chính là những nền tảng cơ bản để tiếp bước cho con khôn lớn trưởng thành. Bởi vậy con phải sống bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào.
1 bình luận về “Cảm nhận của em về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với còn” ngắn gọn nhất”