Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ sáng thứ của hữu thỉnh Giúp mình với mai mình thi rồi
Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ sáng thứ của hữu thỉnh
Giúp mình với mai mình thi rồi
1 bình luận về “Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ sáng thứ của hữu thỉnh Giúp mình với mai mình thi rồi”
1. Mở bài
– Hữu Thỉnh (1942) là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Khi đất nước thống nhất, Hữu Thỉnh viết nhiều về con người và cuộc sống đời thường với nhiều suy nghĩ và chiêm nghiệm sâu sắc.
– Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào mùa thu năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố , xuất bản năm 1991. Bài thơ viết về những chuyển biến nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên, đất trời trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Qua đó, nhà thơ gửi gắm quy luật của cuộc sống nhân sinh, của đời người khi bước sang mùa thu của cuộc đời.
a) ” Sang thu” ở chốn làng quê (khổ 1)
– Mùa thu đến bắt đầu từ hương vị mộc mạc ở một chốn làng quê. “Hương ổi” một thứ hương thơm ngào ngạt, nồng nàn đang chủ động phả vào trong gió se. Chỉ cần một từ “phả” gợi lên mùi hương ổi lan tỏa khắp không gian. Gió se : gió heo may se lạnh báo hiệu thu sang. Trong làn gió heo may se lạnh của mùa thu vị hương ổi được cô đặc, sánh lại, ngọt ngào và quyến rũ hơn. Cái ấm chủ động giao thoa với cái lạnh:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
– Từ khu vườn nhỏ nhà mình, nhà thơ hướng mắt ra trước ngõ và thấy làn sương mong manh đang ngập ngừng , đang ” chùng chình qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa và từ láy ” chùng chình” gợi lên làn sương thu nhẹ, mỏng manh , giăng mắc nửa muốn đi nửa còn dùng dằng ở lại nơi đầu thôn ngõ xóm. Các tín hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện. Vậy mà nhà thơ còn chưa chắc chắn, còn nghi hoặc: ” Hình như thu đã về” . Phải tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ mới có thể nhận ra bước ” sang thu” nhẹ nhàng, vô hình, từ hương thơm của làng quê, từ những gì không cụ thể làm xốn xang lòng người.
b) Sang thu khắp đất trời (khổ 2)
Từ không gian nhỏ hẹp với hương ổi trong vườn, gió qua nhà, sương trước ngõ, Hữu Thỉnh đã phóng tầm mắt ra xa hơn và nhận ra mùa thu đã về thật sự khắp đất trời.
– Hai câu thơ đầu: nghệ thuật đối lập được sử dụng để miêu tả những chuyển biến tinh tế của mùa thu trong một không gian trái chiều và những trạng thái, hoạt động trái chiều nhau của vạn vật:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Thu sang, dòng sông cứ thế lững lờ trôi, rất nhẹ nhàng, rất êm xuôi, vừa chảy vừa như đang ngẫm nghĩ suy tư như đang đợi chờ ai đó. Đối lập với dòng sông, đàn chim tinh tế nhận ra hơi thu lạnh luồn trong gió se, chúng không thể “dềnh dàng” mà vội vàng, gấp gáp hơn trong những nhịp sải cánh khi mỗi chiều bay về tổ. Hai tốc độ trái chiều nhau, sự “dềnh dàng” của dòng sông, sự “vội vã” của những cánh chim đều diễn tả chính xác mùa thu mới ở độ bắt đầu.
– Hai câu sau: được xem là hai câu tuyệt bút tả cảnh ngụ tình . Thu sang rất dịu, rất nhẹ, rất em được nhà thơ cảm nhận từng bước chuyển mình của ” đám mây mùa hạ” còn vương lại trên bầu trời.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
+ Từ “vắt” gợi cho người đọc những liên tưởng kỳ thú về đám mây. Đám mây như một tấm lụa mềm mại, duyên dáng đang “vắt” lên bầu trời hai nửa hạ – thu.
+ Đám mây được nhân hóa mới chỉ đang “vắt nửa mình ” để sang thu. Nó như cũng mang nặng tâm tư của con người trong khoảnh khắc giao mùa: bâng khuâng xao xuyến trước những chuyển biến kỳ diệu của thiên nhiên, nửa còn lưu luyến, bịn rịn với mùa hạ nồng nàn, nửa đang háo hức, mong ước mùa thu êm dịu.
c) “Sang thu” trong tâm hồn mỗi người (khổ 3)
– Thu đến với những dấu hiệu rõ ràng, cụ thể hơn bằng những đổi thay của thời tiết, bằng những dấu hiệu của hạ đi . Sang thu, mọi dấu hiệu thời tiết mùa hạ đều trở nên thưa thớt, ít ỏi . Dù ” vẫn còn bao nhiêu nắng” nhưng những cơn mưa ” đã vơi dần “, sấm cũng không còn “bất ngờ” như trong mùa hạ nữa .”Hàng cây đứng tuổi ” không còn sợ sấm nữa bởi nó đã từng chứng kiến rất nhiều lần chuyển mùa như thế:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
– Hình ảnh ” Hàng cây đứng tuổi” khép lại bài thơ vừa làm trọn vẹn bức tranh thiên nhiên vạn vật “sang thu” vừa là cầu nối mở ra những tâm sự nhà thơ muốn gửi gắn khiến bài thơ không chỉ là hình ảnh đất trời thiên nhiên nên thơ mà còn có hình ảnh con người trong khoảnh khắc giao mùa:
+ “Sấm” là tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn mỗi người có thể gặp phải trên đường đời.
+ Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho những lớp người đã từng trải, có kinh nghiệm dày dặn, đã từng trải qua bao sóng gió gian nan của cuộc đời. Khi đã “sang thu” con người luôn vững vàng hơn, họ đón nhận những biến động bất ngờ bằng sự bình thản tự nhiên, họ giải quyết mọi việc được bình tĩnh theo cách đúng đắn nhất.
Thiên nhiên đã trở cái cớ để nhà thơ gửi gắm triết lý nhân sinh vào đó, khiến Sang thu trở thành một ẩn dụ hàm súc, đa nghĩa.
* Đánh giá:
– Bài thơ “Sang thu” là sự cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên với những bước chuyển mình từ hạ sang thu.
– Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên nhưng giàu sắc gợi, độc đáo và mới lạ.
– Giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng.
3. Kết bài
– Bằng sự cảm nhận tinh tế, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị, hàm súc; hình ảnh thiên nhiên thân quen, giản dị mà tươi tắn,…. Hữu Thỉnh đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà, ấm áp tình người.
– Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu độc đáo vào dòng thơ thu của dân tộc.
1 bình luận về “Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ sáng thứ của hữu thỉnh Giúp mình với mai mình thi rồi”