câu 3:Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và một biện pháp nghệ thuật trong khổ 4 và khổ 5 và nêu tác dụng trong bài thơ đoàn thuyề

câu 3:Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và một biện pháp nghệ thuật trong khổ 4 và khổ 5 và nêu tác dụng trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá

2 bình luận về “câu 3:Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và một biện pháp nghệ thuật trong khổ 4 và khổ 5 và nêu tác dụng trong bài thơ đoàn thuyề”

  1.           Ở khổ thơ 4, ngôn ngữ nhà văn Huy Cận sử dụng không lãng mạng, thơ mộng, không hàm súc hay trí tuệ, nó mang một vẻ đẹp giản dị, đầy sức gợi tả: “lấp lánh, “đen hồng”, “quẫy”, “vàng chóe”, nổi bật lên sự sinh động, phong phú ở biển nước Hạ Long và gây ấn tượng, hấp dẫn người đọc. Nhà thơ không chỉ sử dụng từ ngữ đặc tả mà còn kết hợp phép nhân hóa: 
                                     “Biển cho ta cá như lòng mẹ
                                     Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
    nhằm thể hiện sự bao dung, tình yêu thương mà biển cả dành cho con người, nó đem lại nguồn thực phẩm phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào, . . . Và tình cảm thân thương ấy dường như đã “nuôi lớn đời ta”, làm ta có cảm giác như biển cũng là một người mẹ dịu dàng. Cách sử dụng từ ngữ miêu tả đầy màu sắc cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa vừa khiến đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn vừa nhấn mạnh được vai trò quan trọng của biển cả đối với con người. 
    – Bạn tham khảo!
    $@HannLyy$

    Trả lời
  2. Trong khổ thơ 4 và 5, Huy Cận sử dụng những từ ngữ mang đậm màu sắc miêu tả như “lấp lánh, đen hồng, quẫy, vàng chóe, thở, lùa, hát, nhịp trăng cao…”. Các từ ngữ này làm cho đoạn thơ thêm sinh động, hấp dẫn. Biện pháp so sánh “biển cho ta cá như lòng mẹ” thể hiện vai trò, tình yêu của biển cả bao dung cho con người như lòng mẹ. Biển cả cho con người không gian, tài nguyên, môi trường lao động, kiếm sống. Việc kết hợp các từ ngữ miêu tả và biện pháp so sánh làm hai khổ thơ trở nên sinh động, giàu biểu cảm, cảm xúc, thể hiện được sự phong phú của biển cả và tâm trạng của con người

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới