Đề: nêu suy nghĩ về hiện tượng nghiện game ở học sinh. giúp em với cần gấp, sáng mai em phải nộp bài rồi.Kh c

Đề: nêu suy nghĩ về hiện tượng nghiện game ở học sinh.

giúp em với cần gấp, sáng mai em phải nộp bài rồi.Kh copy trên mạng và gg ạ.!!!

1 bình luận về “Đề: nêu suy nghĩ về hiện tượng nghiện game ở học sinh. giúp em với cần gấp, sáng mai em phải nộp bài rồi.Kh c”

  1. Tớ gửi bài ạ
    Cuộc sống con người ngày càng phải triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta . Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cùng gây không Ít những ảnh hưởng và phiên toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động. Game hiểu đơn giản là những trò chơi giải trí được lập trình sẵn trên máy tính, điện thoại đề người chơi sử dụng những bảng điều khiến thông minh, xử lý những tình huống được đặt ra. Khi chơi game đến một mức độ nào đó không thể tự kiếm soát được bản thân mình có thể người đó đang nghiện game. Nghiện game cùng là một dạng rồi loạn tâm lý, y hệt như trâm cảm hay tâm thân phân hệt [Thực tế, tác hại của việc nghiện game không phải & không biết, Đâu tiên, nó có hại cho sức khỏe. Những hiệu ứng ánh sáng rất mạnh của màn hinh gây mệt mỏi cho đôi mắt. dân dân ảnh hưởng tới thị lực. Đó cũng chính là lý do những người chơi game rất nhiều người đeo kính, Hơn nữa, khi chơi game, đầu óc ta luôn phải căng ra để suy nghỉ, làm cho dây thân kinh luôn căng thăng, là nguồn góc của những bệnh rồi loạn giác ngủ, giảm trí nhớ. Sức khỏe cùng bị suy nhược vì không chịu ăn uống thường xuyên. Ngoài ra, việc ngồi trước máy tính hằng giờ, hàng ngày mà không đổi tư thế có thể khiến cho cột sống bị tổn thương: Các động tác lặp đi lặp lại trên bản phím sẽ gây mỏi bàn tay. Nghiện game cũng là nguyên nhân đẫn đến rối loạn vì thân kinh, gây ra các bệnh trầm cảm, tâm lý, mất tập trung hay vô sinh. Đó cùng chính là những bệnh viện nhi hay những bệnh viện khác luôn rất đông những thanh thiếu niên mắc bệnh trầm trọng rồi, đặc biệt ở thủ đồ Hà Nội . Cũng không phải không có trường hợp như học sinh ở Nghệ An: Tử vong vì ở quán cày game thâu đêm suốt sáng mà không chịu ăn uống dẫn đến quá kiệt sức. Không chỉ với sức khỏe, nghiện game còn ảnh hưởng đến đời sống và học hành của bản thân cơn bệnh. Khi đã coi game là thứ tồn tại duy nhất thì việc học sẽ không được chú tâm, những thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng bị đảo lộn. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng: mười học sinh nghiện game thì có 1/10 em đạt trung bình, còn lại đều dưới mức trung bình. Học sinh – lứa tuổi đang ở thời đẹp nhất nhưng lại dành cả thời gian vào cuộc sống ảo, những con người ảo mà bỏ quên gia đình bạn bè và tương lai của mình . Những người nghiện game thường không phân biệt được thật và ảo, khả năng giao tiếp cũng kém đi. Một máy tính vô hồn sao có thể thú vị bằng những người bạn, người thân cùng ta chia sẻ niềm vui. Rốt cuộc sống trên đời cũng chỉ là để người khác thấy sự tồn tại của mình thôi mà! Ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của cá nhân, nghiện game còn hủy hoại cá gia đình và xã hội. Những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ với con cái ít dần, thay vào đó là những lời mắng mỏ, những lần chính cha mẹ phải ra quán game tìm con về . Cư dân mạng những ngày 19 tháng 6 năm 2017 đã xôn xao vì clip con đánh lại bố khi bố đến quán game gọi con về . Những trò chơi dân gian: kéo co, đâu vật, thả diểu, nhảy dây – những nét đẹp mội thời giờ trở nên xa lạ với thể hệ trẻ. Thay vào đó là những trò chơi bạo lực kích động tâm lý của người chơi khiến họ có những hành động không thẻ kiếm soát, làm theo những hành động trong game. Những game thủ nói dối , trộm cắp hay thậm chí trở thánh kẻ sát nhân với chính gia đình, xã hội đã không còn là chuyện xa lạ. Những giá trị cuộc sống đang bị đảo lộn và thay thế ngày một đáng buồn. Những khi ấy, nguyên nhân lại được truy tìm ráo riết. Trước hết, đó là do bản thân học sinh không nhận thức được tác hại, sự nguy hiểm của bản thân, không làm chủ được những hành động của mình. Đó còn do sự phát triển tràn lan, không được quản lý của những trò chơi tiêu cực. Các game luôn được quảng bá rộng rãi trên điện thoại, máy tính và cả báo chí kích thích sự tò mò của tuổi thanh thiếu niên. Một phần đó là do sự quản lý lỏng lẻo, chưa sát xao của cha mẹ và nhà trường với học sinh. Cha mẹ vẫn chưa phải là một người bạn, là chỗ dựa cho con cái, không dành thời gian cho con cho đến khi mọi chuyện đã quá muộn rồi. Những tác hại của game như thế là quá đủ đau xót rồi, đã đến lúc chúng ta hành động. Những bậc phụ huynh, cha mẹ phải là một người bạn, là điểm tựa cho con, có những biện pháp giáo dục phù hợp với con mình. Khi con được lắng nghe, chia sẻ và định hướng sẽ tạo tâm lý vững vàng cho con. Và thay vì nỗ lực đầu tư và xây dựng những bệnh viện, nơi chữa trị tâm lý cho học sinh, sao nhà nước không thử xây dựng những khu vui chơi lành mạnh, những hoạt động văn hóa cho trẻ nhỏ, ít nhất cùng là những trại huấn luyện, cai nghiện cho trẻ trước khi quá muộn. Bản thân học sinh cũng cần xác định mục tiêu cho mình, rèn cho mình suy nghĩ và lôi sống lành mạnh, tham gia vào các hoạt động ngoài trời, các chương trình bổ ích.
    Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, tại sao lại làng phí tuổi trẻ và tình yêu của mình vào thế giới không có thật và không đáng? Chưa bao giờ là muộn để chúng ta thay đổi và sống hết mình với niềm tin và tình yêu của mình. Game có thể là một người bạn tốt nhưng cũng có thể là kẻ thù, tùy vào ý chí của bản thân mỗi người.
    Chúc cậu học tốt aaa
    Nếu cậu thấy hay thì cho tớ xin ctlhn ạ
    #huongnguyen43

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới