Đi một mình tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Không chép mạng
Đi một mình tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Không chép mạng
1 bình luận về “Đi một mình tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Không chép mạng”
Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Là cây bút tiêu biểu của phong trào thơ mới đầu thế kỷ XX. Ông tham gia cách mạng và trở thành 1 trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam. Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” nói về cuộc sống mới trên miền Bắc Xã hội chủ nghĩa.
Bài thơ là kết quả chuyến đi thực tế sáng tác ở vùng biển Hòn Gai (Quảng Ninh) năm 1958. Xuất xứ được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” xuất bản năm 1958. Bố cục bài thơ theo trình tự thời gian. Từ lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong ánh hoàng hôn đến cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm và cuối cùng là cảnh đoàn thuyền trở về trong ánh bình minh rực rỡ.
Mở đầu bài thơ là bức tranh cảnh biển lúc hoàng hôn. Tuy nhiên cảnh không hề tối tăm lạnh lẽo mà ngược lại rực rỡ ánh sáng và lung linh sắc màu.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Ánh sáng ấy được soi rọi bởi hình ảnh mặt trời đang lặn xuống biển như quả cầu lửa vĩ đại. Phép nhân hóa “Mặt trời xuống biển” còn gợi tả bước đi của thời gian. Huy Cận cũng đã sáng tạo 1 hình ảnh đẹp. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” làm cho bức tranh hoàng hôn trên biển tươi sáng ấm áp đến lạ thường.
Thực ra từ bờ biển Việt Nam không thể nhìn thấy cảnh mặt trời xuống biển. Hình ảnh thơ cho thấy vị trí của tác giả đang ở trên một con thuyền đánh cá chạy ra hướng biển.
Đặc biệt hình ảnh so sánh nhân hóa “Sóng đã cài then đêm sập cửa” làm cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động có hồn. Huy Cận đã có một liên tưởng rất thú vị. Sóng biển là then cài, màn đêm là cánh cửa và như vậy biển cả ban đêm không còn khiến người ta sợ hãi mà trở nên ấm áp, như ngôi nhà quen thuộc, mở rộng vòng tay đón chào những ngư dân lên đường đánh cá.
Đối lập với thiên nhiên, bắt đầu vào trạng thái nghỉ ngơi là hình ảnh ngư dân lên đường đánh cá trên biển đêm. Không phải 1 con thuyền mà là đoàn thuyền với không khí nhộn nhịp sôi nổi. Từ “lại” diễn tả một công việc lao động quen thuộc, thường xuyên của ngư dân.
Hình ảnh ngư dân xuất hiện gián tiếp qua phép hoán dụ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát còn là hình ảnh ẩn dụ diễn tả tinh thần hăng say lao động, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của những ngư dân. Không chỉ có gió làm căng cách buồm, mà còn là tinh thần hay say khí thế rộn ràng, náo nức của những ngư dân đã mang cánh buồm cho con thuyền chạy băng băng ra phía biển “khúc hát lên đường” vừa để quên đi mệt nhọc, vừa thể hiện tinh thần lạc quan yêu lao động của họ.
Từ “hát” được lặp lại lần thứ nhất nhấn mạnh vẻ đẹp phẩm chất của những con người đang ra khơi đánh cá. Tiếng hát ấy biến bài thơ thành một khúc ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp và sự giàu có của biển cả quê hương.
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
Cá bạc má, cá thu là những loại cá quý. Nghệ thuật liệt kê nhấn mạnh sự giàu có của biển cả quê hương. Đặc biệt phép so sánh và nhân hóa còn tạo nên hình ảnh thơ độc đáo. Cá thu đi trên biển Đông như đoàn thoi dệt nên tấm lưới biển. Hình ảnh đoàn cá nối đuôi nhau sáng lung linh rực rỡ tạo nên ánh sáng kì ảo cho biển khơi ban đêm.
Cảnh biển đêm mở ra 1 không gian kì bí, bất tận có chiều cao, có chiều rộng, có độ sâu
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển băng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Trước không gian rộng lớn kì bí, con người không hề trở nên nhỏ bé mà hòa hợp với thiên nhiên.
Nghệ thuật so sánh và nhân hóa đã gợi tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì bí của con thuyền đánh cá. Bánh lái thuyền chính là gió, còn cánh buồm là ánh trăng. Ánh trăng lấp lánh lung linh như phủ bạc lên cả con thuyền làm cho không gian kì ảo như ở thế giới thần tiên, cổ tích. Hình ảnh con người lao động vì thế mà cũng được nâng cao hơn, nhấn mạnh ở vẻ đẹp và sức mạnh, kích thước và tầm vóc lớn lao trong sự hài hòa với hoàn cảnh thiên nhiên.
Hàng loạt những động từ miêu tả hành động “lái”, “lưới”, “dàn đan”, “vây giăng” vừa tả thực công việc lao động, vừa cho thấy tư thế chủ động, tinh thần hăng say của những người ngư dân. Họ nắm chắc quy luật của thiên nhiên, biến thiên nhiên thành tài sản vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Họ hiên ngang và chủ động trong công việc lao động.
Không chỉ rộng lớn kì bí, biển cả còn rực rỡ, lung linh sắc màu của muôn loài cá quý
“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
Hình ảnh “cá nhụ, cá chim, cá song, cá đé” được liệt kê cho thấy sự giàu đẹp phong phú của biển cả quê hương. Nghệ thuật so sánh trí tưởng tượng sáng tạo của Huy Cận còn tạo nên hình ảnh thơ độc đáo. Con cá song với những chấm hồng và đen đi trong đêm như những ngọn đuốc lung linh sắc màu: đen, hồng, vàng, bạc. Mặt biển càng thơ mộng hơn dưới ánh trăng. Nhịp điệu của thủy triều và những đợt sóng lấp loáng dưới ánh trăng được nhân hóa bằng một hình ảnh kì thú “Đêm thở” làm cho bức tranh biển đêm thêm sinh động, thú vị.
Nổi bật hơn cả ở hình tượng con người lao động trong bài thơ chính là tinh thần hăng say, yêu lao động lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. Công việc đánh cá trên biển đêm nặng nhọc, vất vả nhưng cả bài thơ tràn ngập tiếng hát, tràn ngập niềm vui. Điệp từ “hát” một lần nữa nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, yêu biển cả, tinh thần lạc quan của những ngư dân. Khúc hát của họ không chỉ để quên đi mệt nhọc vất vả mà còn ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên kì bí, ngợi ca cuộc sống mới.
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn lòng ta tự buổi nào”
Trong tâm hồn lãng mạn của những ngư dân, ánh trăng như là gõ nhịp hòa cùng lời ca, tiếng hát của họ. Nghệ thuật nhân hóa và so sánh “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” còn tạo nên hình ảnh thơ kì thú độc đáo cho thấy sự hòa hợp của con người với thiên nhiên. Hình ảnh so sánh và nhân hóa “Biển cho ta cá như lòng mẹ” còn bộc lộ tình yêu và lòng biết ơn của họ đối với biển cả quê hương.
Khổ thơ thứ 6 gợi tả không khí nhộn nhịp, khẩn trương của công việc kéo lưới.
“Sao mờ kéo dưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
Những câu thơ ngắt nhịp 2/2/3 với giọng điệu mạnh mẽ diễn tả khí thế khẩn trương của công việc kéo lưới. Hình ảnh “vẩy bạc đuôi vàng” vừa tả thực vẻ đẹp của các loài cá, vừa thể hiện tự hào trước thành quả thắng lợi của chuyến ra khơi. Những tính từ “xoăn tay, chùm cá nặng” đã diễn tả sinh động thành quả thắng lợi đó. Hàng loạt những động từ liên tiếp “kéo, xếp, lên, đón” 1 lần nữa nhấn mạnh nhịp độ nhanh chóng không khí rộn ràng của đoàn thuyền đánh cá trên con đường trở về. Vì thế ánh “nắng hồng” không chỉ tả thực ánh nắng trong trẻo tươi mới của buổi bình minh ban mai mà còn mang theo niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, về cuộc sống mới trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Khổ thơ cuối lặp lại câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” nhấn mạnh vẻ đẹp phẩm chất của những con người lao động. Nếu như ở khổ thơ đầu câu hát mang theo niềm hy vọng lạc quan của những ngư dân thì ở khổ thơ cuối này tiếng hát còn thể hiện niềm vui thắng lợi, niềm tự hào về cuộc sống mới của họ.
Hình ảnh nhân hóa “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” và “mặt trời đôi biển” diễn tả sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên của con người, nghệ thuật điệp ngữ nối tiếp với hình ảnh mặt trời ở cuối câu thơ thứ 2 tràn xuống cả câu thơ thứ 3 diễn tả một không gian rộng lớn, tươi sáng. Tất cả cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của thiên nhiên và con người trong cuộc sống mới.
Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh ấn tượng “mặt trời đội biển nhô màu mới, mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”. Đó là hình ảnh thực của ánh nắng ban mai trong trẻo tinh khôi. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ về một tương lại tươi sáng của những con người lao động mới của cả đất nước, của cả dân tộc.
Miêu tả cảnh biển ban đêm mà trở thành một bức tranh thiên nhiên sinh động là nhờ vào tài thơ và tình thơ của tác giả. Tài thơ là những liên tưởng bất ngờ so sánh độc đáo trí tưởng tượng của thi nhân. Tình thơ chính là tình yêu, niềm tự hào của Huy Cận về sự giàu có của biển cả, về vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước. Đó cũng chính là cái nền để làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của những con người lao động trên biển.
Đặc biệt là tư thế của những con người lao động trong bài thơ là ưu thế của những con người làm chủ, họ lao động để xây dựng cuộc sống tự do hạnh phúc cho chính mình và họ cũng tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc lao động ấy. Đây là những con người lao động mới của thời đại tự do dân chủ. Chính chế độ mới, cuộc sống mới trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã mang tới cho họ sự tự do, tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống đến thế.
Bằng những hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, phong phú, giọng điệu thơ khỏe khoắn hào hùng. “Đoàn thuyền đánh cá” quả thực là một khúc ca, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động mới. Bài thơ cũng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của Huy Cận đối với quê hương đất nước, đối với cuộc sống mới.
1 bình luận về “Đi một mình tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Không chép mạng”