hãy viết văn nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống pháp
hãy viết văn nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống pháp
2 bình luận về “hãy viết văn nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống pháp”
Bảy dòng thơ đầu bài thơ “Đồng chí ” của nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện rõ cho người đọc thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp . Cơ sở thứ nhất có thế nói đến là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính . Cấu trúc sóng đôi làm hiện lên chân dung hai người lính như đang tâm sự cùng nhau qua thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hính ảnh “đất cày lên sỏi đá” . Họ đều có chung xuất thân từ những miền quê nghèo lam lũ, đều là những con người đồng giai cấp . Tiếp đến cơ sở thứ hai là nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại . Rồi cơ sở thứ ba là lí tưởng cao đẹp, chiến đấu vì Tổ quốc. Và cơ sở thứ tư chính là cùng chung đội ngũ . Tất cả những cơ sở ấy được thể hiện rõ trong câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” . Với hình ảnh “súng bên súng” mang ý ẩn dụ cho lí tưởng cao đẹp của người lính chiến đấu còn hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại là hoán dụ cho những người lính cùng chung đội ngũ, đồng tâm, đồng lòng, đồng ý chí. Vì các anh cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ lớn lao của dân tộc cho nên tập hợp lại cùng một đội ngũ, cho nên không thể đảo về của hai hình ảnh thơ trong câu. Cuối cùng cơ sở thứ năm là hoàn cảnh gian lao, thiếu thốn đã khiến họ trở thành những người tri kỉ . Những cơ sở ấy đã khiến cho những người lính trở thành những người bạn luôn bên nhau, hỗ trợ cho nhau trong chặng đường chiến đấu. Vì những người lính họ đến từ mọi miền trên tổ quốc, vốn không quen biết nhau. Từ đó lí giải cho “tình đồng chí” ở câu thơ thứ 7. ” Tình đồng chí ” vốn là đồng cảm, đồng thương, đồng cam cộng khổ. Câu thơ là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp đó tình hữu ái giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. Tóm lại , dòng thơ có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài.
– Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang tâm sự cùng nhau.Giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đầy thân tình.“Quê anh”và“làng tôi”đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ, là nơi“ nước mặn đồng chua”– vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của“đất cày lên sỏi đá”– vùng đồi núi trung du.
– Tác giả đã mượn thành ngữ, tục ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân quê, dân dã đúng như con người vậy – những chàng trai dân cày chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận! Như vậy, sự đồng cảnh, cùng chung giai cấp chính là cơ sở, là cái gốc hình thành nên tình đồng chí.
b. 5 câu thơ tiếp:Nói về quá trình hình thành tình đồng chí:Xa lạ -> Cùng chung mục đích -> Tri kỉ -> Đồng chí.
Năm câu thơ tiếp nói lên một quá trình thương mến: từ chỗ“đôi người xa lạ”rồi thành“ đôi tri kỉ”để kết thành“đồng chí”.Câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, cảm xúc thơ như dồn tụ, nén chặt lại. Những ngày đầu, đứng dưới lá quân kì, những chàng trai ấy còn là“đôi người xa lạ”,mỗi người một phương trời“chẳng hẹn quen nhau”.Nhưng rồi cùng với thời gian kháng chiến, đôi bạn ấy gắn bó với nhau bằng biết bao kỉ niệm:“Súng bên súng, đầu sát bên đầu – Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.“Súng bên súng”là cách nói hàm súc,giàu hình tượng, đó là những con người cùng chung lí tưởng chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc –“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Còn hình ảnh“đầu sát bên đầu”lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng của hai con người đó. Và câu thơ“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”lại là câu thơ ắp đầy kỉ niệm về một thời gian khổ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi“Bát cơm sẻ nửa – Chăn sui đắp cùng”. Và như thế mới thành“đôi tri kỉ”để rồi đọng kết lại là“ Đồng chí!”.“Đồng chí”– hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Nó diễn tả niềm tự hào, xúc động, cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm thiết, đẹp đẽ.Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ.
=> Ở đây, trong những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất giản dị, nhưng rất chân xác:“bên”, “sát”,”chung”,”thành”đã thể hiện được sự gắn bó tha thiết của mối tình tri kỉ, của tình cảm đồng chí. Cái tấm chăn mỏng, hẹp mà ấm nóng tình đồng đội ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính không bao giờ quên.
2 bình luận về “hãy viết văn nêu cảm nhận của em về cơ sở hình thành tình đồng chí trong thời kì kháng chiến chống pháp”