Làm văn:Cảm nhận của em về đoạn trích sau: Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng

Làm văn:Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng như nổi dậy trong người đó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

– Baaa.ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa . Đó là tiếng Ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng Ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

( Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1 bình luận về “Làm văn:Cảm nhận của em về đoạn trích sau: Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng”

  1. Đoạn trích đã cho ở đề bài trích trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thật cảm động tình cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chia tay.  Tình phụ tử sâu sắc ấy được đặt trong một tình huống éo le , một khoảnh khắc vỡ òa cảm xúc. Đó là những giây phút cuối cùng trước khi ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép – lúc này bé Thu mới nhận ra cha. Tâm trạng của cô bé hoàn toàn thay đổi, em không còn bướng bỉnh, ương ngạnh nữa mà “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Tình yêu thương của cô con gái nhỏ được biểu hiện cụ thể  qua tiếng gọi “Ba…a…a…ba” mà cô bé cố đè nén trong bao nhiêu năm nay,  là tiếng gọi của tình cha con trỗi dậy mãnh liệt, là tiếng gọi thân thương chứa đựng niềm sung sướng, hạnh phúc vì đã nhận ra cha. Chính tiếng gọi của bé Thu như tiếng xé “xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người” khiến ta càng thêm xót xa cho cảnh ngộ của một cô bé ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Phải chăng tình cảm yêu thương dồn nén đã bùng ra mạnh mẽ?  Vì thế đi liền với tiếng gọi là hành động cuống quýt, vội vàng: “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”. Rồi nó hôn ba nó cùng khắp “nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Hành động ấy như một sự xoa dịu nỗi đau,  chứa đựng tình yêu, tình thương và cả  sự xót xa, ân hận vì đã làm cha buồn lòng, chứa đựng niềm kiêu hãnh, tự hào vì cha là chiến  sĩ, vì cha đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cuộc đời cho đất nước. Còn ông Sáu, ông cũng muốn ôm con, hôn con cho thỏa nỗi nhớ mong nhưng lại sợ con từ chối nên tình yêu thương tha thiết chỉ dám thể hiện qua ánh nhìn trìu mến và lời nói dịu dàng, khe khẽ: “Thôi! Ba đi nghe con”. Lđầu được nghe con gọi “ba” khiến ông vô cùng cảm động và hạnh phúc: “một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”.  Có lẽ đây là những giây phút hạnh phúc nhất của một người cha yêu con tha thiết. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu và tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu là tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng được bộ lộ rõ nét, chân thực khiến chúng ta vô cùng xúc động.  Đó là những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam trong chiến tranh.  Đoạn văn cũng đã đánh dấu thành công về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong việc tạo dựng tình huống, khắc họa tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sâu sắc. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới