Lập dàn ý bài Bàn về viếng lăng bác của viễn phương
Lập dàn ý bài
Bàn về viếng lăng bác của viễn phương
1 bình luận về “Lập dàn ý bài Bàn về viếng lăng bác của viễn phương”
. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
– Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
2. Thân bài
a. Bài thơ Viếng lăng Bác được mở đầu bằng cảm xúc bồi hồi, xúc động của tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác:
– Câu thơ mở đầu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
+ Như một lời thông báo hoàn cảnh của cuộc viếng thăm
+ Chất chứa biết bao tình cảm thân thương trìu mến.
– Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng, xưng con, gọi Bác vừa thể hiện lòng tôn kính sâu sắc, vừa gợi tình cảm ruột thịt ấm áp, thân thương và gần gũi.
– Biện pháp nói giảm nói tránh đã được vận dụng thông qua việc sử dụng từ thăm thay từ viếng để vơi bớt nỗi đau thương trước sự ra đi của Người.
– Hình ảnh hàng tre trong sương xanh xanh, thẳng hàng:
+ Là hình ảnh bình dị, thân thương, quen thuộc đối với quê hương Việt Nam
+ Ẩn dụ cho những phẩm chất kiên cường, bất khuất của dân tộc ta qua bao gian lao, thử thách: Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Bài thơ được tiếp nối qua cảm xúc trước dòng người vào lăng viếng Bác.
– Hình ảnh mặt trời xuất hiện hai lần qua sự sóng đôi của một hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ.
+ Mặt trời thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, chiếu sáng và đem lại sức sống cho muôn loài.
+ Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác, bởi Người đã tìm ra ánh sáng chân lí soi sáng con đường giải phóng dân tộc, đồng thời bất tử hóa hình ảnh của Người.
– Chi tiết rất đỏ đã nhấn mạnh trái tim căng tràn nhiệt huyết cách mạng và chan chứa tình yêu thương của Người đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.
– Biện pháp nói giảm nói tránh thông qua chi tiết Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
– Hình ảnh vầng trăng gợi nhắc đến tâm hồn thanh cao, sáng trong của Bác, đồng thời gợi những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
– Hình ảnh trời xanh tiếp tục là sự ẩn dụ cho sự vĩnh cửu, trường tồn của Bác.
– Dù đã khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng đó nhưng nhà thơ Viễn Phương vẫn không nén được nỗi đau thương: Mà sao nghe nhói ở trong tim.
c. Bài thơ khép lại bằng những ước nguyện hóa thân chân thành, xúc động của tác giả
– Cụm từ thương trào nước mắt đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ sau khi rời xa Bác để trở về miền Nam.
– Điệp ngữ muốn làm kết hợp biện pháp nghệ thuật liệt kê: con chim, đóa hoa, cây tre trung hiếu, chúng ta có thể thấy được ước mong được nhập vào cảnh vật trong lăng để mãi ở bên Bác.
– Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ thơ cuối đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.
+ Ở khổ thơ đầu tiên, hình ảnh cây tre là hình ảnh thực, đồng thời là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý, tốt đẹp của toàn dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất.
+ Ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre tượng trưng cho tấm lòng kính yêu và trung thành vô hạn của tác giả Viễn Phương đối với Bác.
1 bình luận về “Lập dàn ý bài Bàn về viếng lăng bác của viễn phương”