Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
a. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên?
b. Phân tích cái hay của những câu thơ trên trong một đoạn văn hoàn chỉnh theo cách lập luận diễn dịch (8-10 câu), trong đó có dùng thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới thành phần đó).
c. Kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng đề tài nói về tình cảm giữa cha mẹ và con cái, ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
ĐỀ 3:
Đọc và trả lời câu hỏi:
Tôi, một quả trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Ba-ri-e cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. (Sgk Ngữ văn 9, tập 2)
a. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định biện pháp nghệ thuật được dùng trong 3 câu đầu đoạn văn? Tác dụng?
c. Đoạn trích miêu tả tâm trạng, suy nghĩ nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh nào? Điều gì khiến cô có thể đàng hoàng bước tới trong hoàn cảnh đó?
1 bình luận về “Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình t”