| ĐỌC HIỂU Cho đoạn trích dưới đây Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăn

|

ĐỌC HIỂU

Cho đoạn trích dưới đây

Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình

( Ánh trăng- Nguyễn Duy)

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là gì? Chỉ ra vào nêu hiệ quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu đó.

Câu 2: Nội dung khái quát của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích trên

Câu 3: Tình huống “Thình lình đèn điện tắt” có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ?

Câu 4: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ ba.

Câu 5: Cần hiểu như thế nào về hai từ mặt được sử dụng trong câu thơ Ngửa mặt lên nhìn mặt? Giải thích nghĩa của từ mặt trong đoạn thơ trên. Từ mặt được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 6: Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng.

1 bình luận về “| ĐỌC HIỂU Cho đoạn trích dưới đây Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăn”

  1. 1. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm , Tự sự .
    Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường
    -Biện pháp tu từ nhân hóa , so sánh : ” vầng trăng đi qua ngõ/như người dưng qua đường “
    ->Tác dụng :
    + Gợi hình ảnh vầng trăng trở nên sinh động , gần gũi và có hồn như một con người . 
    + Gợi hình ảnh vầng trăng như một con người đi qua ngõ .
    + Nhấn mạnh thái độ thờ ơ , lạnh nhạt của con người đối với trăng .  Vầng trăng vẫn đi qua ngõ , vẫn đầy thủy chung tình nghĩa , nhưng con người đã quên trăng , hờ hững và dửng dưng đến vô tình .Qua đó , nhà thơ muốn nói đến việc con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ , có thể thay đổi về tình cảm .
    + Thể hiện sự nuối tiếc, day dứt, xót xa của nhà thơ trước việc con người đã đổi thay , thờ ơ với vầng trăng , đã vô tâm quên đi những quá khứ gian khổ đau thương .
    -Biện pháp tu từ hoán dụ  : ” ánh đèn , cửa gương ” 
    ->Tác dụng : 
    +Gợi hình ảnh cuộc sống đầy đủ , tiện nghi , khép kín trong những căn phòng hiện đại . Chính cuộc sống ấy đã khiến cho con người quay lưng với quá khứ, quên đi những tháng năm nghĩa tình.
    +Gợi sự nuối tiếc, day dứt, xót xa trc sự thay đổi của nhà thơ trước việc con người đang đắm mình trong cuộc sống tiện nghi , xa hoa mà đã thay đổi bản thân . 
    Câu 2 : 
    Nội dung khái quát : Nói về hình ảnh vầng trăng trong hiện tại , đất nước hòa bình , con người đã quen với cuộc sống tiện nghi , hiện đại . Chính hoàn cảnh sống ấy đã khiến cho con người thay đổi , thờ ơ , lạnh nhạt với vầng trăng , gián tiếp là quá khứ . 
    Câu 3 : 
    Vai trò , ý nghĩa : Hình ảnh này đã tạo bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ , thể hiện được chủ đề của tác phẩm  . Chính sự xuất hiện của vầng trăng trong đêm tối , khi đèn điện đột ngột tắt , đã khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng , bối rối , gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình với trăng ; song cũng chính là quá khứ .
    Câu 4 : 
    ( tương tự phần 2 câu 1 ) 
    Câu 5 : 
    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    Có cái gì rưng rưng
    Như là đồng là bể
    Như là sông là rừng.
    -Cần hiểu hai từ mặt này là ” mặt trăng ” và mặt người : Trăng và người đối diện đàm tâm . Con người như đối diện với quá khứ nghĩa tình , với lương tâm của mình . 
    -Mặt (1) : mặt người
    Mặt (2) : mặt trăng 
    -Từ ” mặt ” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển . 
    Câu 6 : 
    – Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình ,sự nhân hậu , bao dung của thiên nhiên trước những lỗi lầm của con người . 
    -Ánh trăng cũng là lời nhắc nhở , lời trách móc trong lặng im con người , là tác động khiến con người bừng tỉnh nhân cách , trở về với lương tâm trong sạch , tốt đẹp . 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới