Phân tích 1 khổ thơ mà em thích nhất của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( Chú ý không chép mạng ).

Phân tích 1 khổ thơ mà em thích nhất của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( Chú ý không chép mạng ).

” Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

1 bình luận về “Phân tích 1 khổ thơ mà em thích nhất của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( Chú ý không chép mạng ).”

  1. – Hòa mình vào mùa xuân rộng lớn của thiên nhiên, đất nước, cách mạng Nhà thơ cảm thấy một mùa xuân nho nhỏ đang trỗi dậy trong lòng mình. Đó là khát vọng được dâng hiến cho đời, mùa xuân nho nhỏ để cống hiến hết mình cho nhân dân, đất nước. Lẽ sống của thi nhân được thể hiện tha thiết hơn trong những vầng thơ sâu lắng :
             “Một mùa xuân nho nhỏ
              Lặng lẽ dâng cho đời
              Dù là tuổi hai mươi
              Dù là khi tóc bạc”
    -Mùa xuân vốn là khái niệm chỉ thời gian nhưng được Thanh Hải gắn với định nghĩa”nho nhỏ”.Không chỉ gợi ra hình ảnh cụ thể dòng sông xanh, bông hoa tím mà còn là hình ảnh ẩn dụ chỉ khát vọng, lẽ sống cao đẹp khiêm nhường. Nó tượng trưng cho phần tốt đẹp, tinh túy nhất của mỗi người. “Mùa xuân nho nhỏ” còn là mùa xuân của đời người, mùa xuân của niềm vui được cống hiến, là khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ và cũng là lời khẳng định đã là mùa xuân thì phải sống đẹp với tất cả sức sống tươi đẹp của mình. Cách sử dụng ngôn từ của Thanh Hải rất tinh tế, chính xác và gợi cảm. Nhà thơ cũng ý thức được vai trò trách nhiệm của cá nhân trong xã hội: sự dóng góp của mỗi người là một nét nhỏ, là chi tiết nhỏ giữa cuộc đời lớn lao, ước muốn được làm cành hoa, con chim, nốt nhạc và ước muốn ấy kết đọng lại trong hình ảnh
          “Một mùa xuân nho nhỏ
            Lặng lẽ dâng cho đời”
    -Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ” biểu hiện một cuộc đời thật đáng yêu , một khát vọng sống cao đẹp, là “mùa xuân” nghĩa là hãy đêm tất cả những gì tinh túy, tốt đẹp nhất của mình dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân của đất nước,. Như thế hình tượng “mùa xuân” không chỉ là sự khiêm nhường mà còn là niềm tin, tự hào của con người có ý thức sâu sắc về giá trị của cuộc đời, của hạnh phúc, của hiến dâng và đón nhận. Số từ “một” được lặp lại cùng cặp từ láy “lặng lẽ,nho nhỏ” và động từ “dâng” cho thấy sự thiêng liêng, một thái đọ chân thành, một đức tính khiêm nhường lấy tình thương làm đạo lí sống đẹp. Sống để cống hiến , không khoe khoang, không cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thf cống hiến. Ý thơ đã thể hiện ước nguyện mục đích sống cao đẹp của nhà thơ.
    – Ước nguyện được cống hiến của nhà thơ xứ Huế cũng rất khiêm nhường, lặng lẽ không kể tuổi tác.
                 “Dù là tuổi hai mươi
                   Dù là khi tóc bạc”
    – Lời ước nguyện thật thủy chung son sắt. Các hình ảnh ẩn dụ “tồi hai mươi, khi tóc bạc” như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh dẫu có ở giai đoạn nào khi đầu xanh tuổi trẻ và nhay cả khi không còn trẻ nữa lúc mái đầu bạc trắng thì vẫn phải sống đẹp, sống có ích cho đất nước. Đây không phải là khát vọng của nhà thơ xứ Huế trước khi về với”thế giới người hiền” mà là khát vọng của mọi người, mọi lứa tuổi. Đây là một lẽ sống đẹp, một quan niệm nhân sinh chân chính. Lẽ sống ấy đã làm cho thi phẩm xúc động bao nhiêu thế hệ người đọc.
    => Đoạn thơ thể hiện ước nguyện nhà thơ xứ Huế cũng như ước nguyện của mọi người, sử dụng thể thơ 5 chữ với các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ. Đoạn thơ đã thành công trong việc bộc lộ cảm xúc, khát vọng. 
    Đây hoàn toàn là lấy từ vở mik
                                    •Tersys

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới