Phân tích đoạn thơ sau súng bên súng đầu sát bên đầu đến thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Phân tích đoạn thơ sau súng bên súng đầu sát bên đầu đến thương nhau tay nắm lấy bàn tay

1 bình luận về “Phân tích đoạn thơ sau súng bên súng đầu sát bên đầu đến thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

  1. Bạn tham khảo ý chính:
    – Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
    – Những người lính, họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng sự cùng chung lí tưởng đã gắn kết họ với nhau trong hàng ngũ cách mạng.
    “Súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ.
    – Điệp từ (súng, đầu, bên) -> âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, chung nhiệm vụ.
    – Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”
    -> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai, là đòn gánh hai đầu những câu thơ đồ sộ.
    – Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư và nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
    “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
    Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Ruộng nương, gian nhà là ước mơ ngàn đời của người nông dân. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi chiến đấu vì Tổ Quốc. Từ “mặc kệ” -> tư thế ra đi dứt khoát của người lính.
    – Nhưng ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
    – Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
    Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính hiện lên rất chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”.
    – Cặp từ xưng hô “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới