Phân tích khổ đầu vs khổ cuối của bài Sang Thu của Y Phương

Phân tích khổ đầu vs khổ cuối của bài Sang Thu của Y Phương

1 bình luận về “Phân tích khổ đầu vs khổ cuối của bài Sang Thu của Y Phương”

  1.             Bao đời nay ,mùa thu luôn là bạn của thi nhân và là nguồn cảm hứng dồi dào cho thơ ca. Ta đã bắt gặp một mùa thu trong trẻo của làng quê Bắc Bộ trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến ,một mùa thu lạnh giá và u sầu ở phương Bắc trong ” Thu Hứng ” của Đỗ Phủ, một mùa thu trẻ trung đẹp và buồn đến nao lòng trong “Đây mùa thu tới” của Lưu Trong Lư.Ấy vậy mà đứng trước mùa thu chởm sang trong bài” Sang Thu” của Hữu Thỉnh ,ta lại có thêm một khám phá mới mẻ thật tinh tế ,sâu lắng và gợi cảm .Trong bài thơ có khổ đầu và khổ cuối là cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa và những biến chuyển âm thầm của tạo vật cùng với suy ngẫm của tác giả.
                “Sang thu” là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh ra đời năm 1977 khi đất nc mới hòa bình thống nhất,in lần đầu trên báo văn nghệ .Sau đó được in trong tập từ Chiến Hào đến thành phố. BT là bao cảm xúc dâng trào trong những vần thưo đẹp ,hữu tình ,nên thơ.Tác giả không sử dụng bút màu để vẽ lên cảnh thu cảnh sắc rực rỡ .Chỉ là một số nét chấm phá tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu nhẹ thanh trong sáng êm đềm mênh mang đầy thi vị.Bài thơ được viết theo thể năm chữ ,cô đọng, súc tích là sự rung động của nền thơ trước thiên nhiên khi đất trời sang thu .Đặc biệt khổ đầu và khổ cuối của bt là đặc sắc nhất.
                Mở đầu bài thơ là những dấu hiệu quen thuộc bình dị và gần gũi ,không phải là hương cốm mùa thu không phải là mặt hồ tĩnh lặng cũng khong phải là những mùa lá rụng .Mùa thu trong thơ HThỉnh chính là “hương ổi” là thứ hương đặc trung của vùng quê VN mỗi khi thu về:
                                          “Bỗng nhận ra hương ổi 
                                           Phả vào trong gió se 
                                           Sương chùng chình qua ngõ
                                           Hình như thu đã về.”
                Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ, “Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tê tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thỉnh lại đưa mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thơ cũng có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.  Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se… Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, nhà thơ khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”.Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
    Tiếp theo là bức tranh mùa thu được mở rộng ở cảnh đất trời sang thu .Không gian được miêu tả cả chiều cao,chiều rộng,chiều dài.Nếu dòng sông đầy nước đang khoan thai trôi đi thật chậm sau những tháng ngày hè mệt mỏi cuồn cuộn thác lũ thì đối lập với nó là sự hối hả ,vội vàng của đàn chim khẩn trương đi tránh rét nhưng rõ nét nhất là đám mây mùa hạ thảnh thơi duyên dáng vắt nửa mình sang thu .Đám mây ấy mang trong mình vẻ đẹp của hai mùa :” Hạ qua mà thu đã tới”.Vẻ đẹp của đám mây chạm ngưỡng lúc giao mùa là hình ảnh sống động ,độc đáo, tinh tế vô cùng được Hữu Thỉnh gợi tả thật có hồn.
                Cuối mùa hè và đầu mùa thu luôn là những khoảnh khắc tràn ngập những cảm xúc lẫn lộn. Đó là một thức phim với sự khó chịu và lo lắng. Mỗi khoảnh khắc trôi qua, mặc dù nó mỏng manh, nhưng cũng có một dư vị kéo dài của cảm xúc. Dòng cảm xúc bất tận đó đã được Hữu Thỉnh ghi lại và thể hiện dưới đầu một cây bút tài năng:
                                                        “Vẫn còn bao nhiêu nắng.
                                                         Đã vơi dần cơn mưa.
                                                         Sấm cũng bớt bất ngờ
                                                        Trên hàng cây đứng tuổi”
                       Vẫn là những tia nắng mặt trời và những giọt mưa mùa hè tinh nghịch nhưng chỉ là “vẫn còn” “vơi dần”. Buổi chiều nóng nực hay những cơn mưa bất chợt, ồn ào của mùa hè bây giờ chỉ mờ nhạt và rải rác. Mùa hè dường như vẫn còn là dư âm, vẫn muốn lưu lại một chút vẻ đẹp của nó với sự sáng tạo của trời đất.Giống như để lại một chút tình yêu, nhớ gieo một chút mưa cuối mùa ngọt ngào, một chút ánh nắng mặt trời. Nhưng ngay cả khi bám víu, thực tế thời gian vẫn trôi chảy. Mùa thu đến để đưa cảnh quan đến với thiên nhiên với tâm trạng mới và đặc điểm cụ thể:
                                                         “Sấm cũng bớt bất ngờ
                                                       Trên hàng cây đứng tuổi”
                    Sấm là hiện tượng tự nhiên của thời tiết. Sấm thường xuất hiện sau những cơn mưa giông, cơn mưa rào vào mùa hạ. Hàng cây đứng tuổi là chỉ những cây cổ thụ lâu năm. Đây là một hình ảnh tả thực của tự nhiên. Sau những cơn mưa rào thì sấm hay xuất hiện gần những cây có tán lá rộng, to- thường là những cây cổ thụ. Khi bước sang thu sấm đã chẳng còn tinh nghịch như thế nữa mà đã vơi bớt dần bởi nó biết mùa thu là mùa của yêu thương của những nhẹ nhàng dịu êm. Thế nhưng có lẽ cái ẩn ý mà hữu thỉnh muốn gửi gắm có lẽ chẳng dừng lại ở đó. Ẩn sau cái lớp nghĩa thực kia là một chuỗi những suy tư lắng sâu.  Sấm, mưa biểu trưng cho những giông bão, khó khăn. Ở đây tác giả dùng hàng cây chứ không dùng cây-gợi sự liên kết, gắn bó. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ chỉ cả một thế hệ, đó là những con người đã đi qua hết nửa cuộc đời, đã nếm trải những đắng cay ngọt ngào của dòng đời xô bồ. Chính những từng trải ấy đã khiến họ trở nên kiên cường, mạnh mẽ, biết cách đối mặt với giông tố, khó khăn, không còn lung lay, xao động trước những cơn “sấm” ồn ã. Gửi cái nhìn xa xăm hơn nữa, Hữu Thỉnh muốn hướng đến tình yêu Tổ quốc thiết tha, ông bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, ngợi ca sức mạnh dũng cảm, kiên trung bất khuất, đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến đấu gian khổ bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc.  Trong ý thơ trên còn có mang đậm một quan điểm nhân sinh sâu sắc, cũng giống như mùa thu bình yên và lặng lẽ, con người ta khi đã đến cái tuổi xế chiều, khi đã trải qua những năm tháng bão giông sẽ chẳng còn những bồng bột, thật bình thản và nhẹ nhàng để cảm nhận và suy tư.
                       Với thể thơ năm chữ kết hợp nghệ thuật nhân hóa ẩn dụ cách chọn lọc từ những khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh đã mang lại những ấn tượng đẹp và sâu sắc cho người đọc.Trong bài thơ khổ đầu và khổ cuối cũng như toàn bài thơ Sang thu giọng điệu khoan thai nhẹ nhàng trầm lắng ,hình ảnh sống động độc đáo và ý nghĩa đã góp phần tạo thêm cho vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật đẹp thật duyên tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên quê hương tha thiết.
                          Thời khắc” Sang Thu “trong bài thơ của Hữu Thịnh mang một vẻ đẹp tinh tế trong sáng và rất nhẹ khổ đầu và khổ cuối là những cảm nhận tinh tế của tác giả khi Thu đến và suy ngẫm chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời của con người .Cũng bởi vậy cả bài thơ không chỉ mang vẻ đẹp của hình ảnh thơ xinh xắn đáng yêu mà còn là một tâm hồn nhạy cảm thật tinh tế giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời .Cảm ơn nhà thơ Hữu Thỉnh đã góp một bức tranh thu bằng ngôn từ thật thân thuộc gần gũi và có chiều sâu tư tưởng vào cuộc triển lãm tranh thu Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới