Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây: […] Từ con đường mòn chạy lẫn tro

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây:

[…] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, ca khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rồi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc… Một ngày anh chưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi… cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba… Những đêm nhớ con, …. anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra…Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

1 bình luận về “Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây: […] Từ con đường mòn chạy lẫn tro”

  1. Đoạn văn trên trích từ truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu thương sâu nặng, tha thiết của người cha dành cho con trong những ngày ở khu căn cứ. Tình cảm sâu sắc ấy được thể trong quá trình ông Sáu dồn tâm sức làm cây lược ngà để thực hiện mong ước đơn sơ của cô con gái bé bỏng trong phút giây cha con từ biệt  Tìm được khúc ngà, người cha ấy “hớn hở như đứa trẻ được quà” và  ông đã dồn tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ mong con vào việc  tự tay cưa từng chiếc răng lược “tỉ mỉ cố công như người thợ bạc”. Rồi ông tỉ mẩn, gò lưng khắc từng nét chữ yêu thương “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.  Nỗi nhớ thương đã trở thành hình hài với những nét chạm khắc chan chứa tình cảm và tình yêu thương con sâu nặng đã biến ông Sáu – người chiến sĩ chỉ quen cầm súng trở thành một nghệ nhân chỉ sáng tác một tác phẩm duy nhất trong đời. Cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con nhưng đã gỡ rối được phần nào tâm trạng  day dứt, ân hận của ông bởi vậy mỗi lúc nhớ con ông Sáu lại mang cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng,  thêm mượt.  Cây lược trở thành cầu nối của tình cha con trong xa cách, trở thành báu vật mà ông trân quý nhất và cây lược cũng trở thành biểu tượng kết tinh của tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà kì diệu, chứa đựng tình yêu thương sâu nặng của người cha dành cho con Nhưng thật éo le, ông Sáu chưa kịp trao tặng cho con gái món quà nhỏ thì đã hy sinh trong một trận càn. Ông trao cây lược ngà cho người bạn chiến đấu với ánh nhìn trăng trối không lời nào tả hết và khi người bạn hứa sẽ mang cây lược về cho con gái ông mới “nhắm mắt đi xuôi”.  Cả đến lúc chết mọi ước nguyện của ông đều hướng về con, trao kỉ vật là người cha ấy đã trao lại tình yêu thương thiết tha sâu nặng cho con  để tình cảm ấy trở nên bất diệt với thời gian. Tóm lại, qua việc tạo dựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công tình yêu thương thiết tha sâu nặng của người cha dành cho con trong những ngày xa cách – một trong những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam trong chiến tranh. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới