Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ

Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Con đường cho những tấm lòng

1 bình luận về “Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ”

  1.  Y Phương sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thấm nhuần, văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Ông là gương mặt tiêu biểu thuộc lớp nhà thơ dân tộc miền núi. Cho nên ông viết nhiều và viết hay về con người miền núi, nhất là về đời sống, tâm hồn, tình cảm của họ. Thơ ông trong sáng, hình ảnh và ngôn ngữ mang sắc thái miền núi tiêu biểu là bài “Nói với con”. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc và lắng đọng trong lòng những người đam mê văn học và thứ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là nội dung của đoạn trích trên. Đoạn trích trên nói về cội nguồn và nuôi dưỡng con.
      Chân phải bước tới cha
      Chân trái bước tới mẹ
      Một bước chạm tiếng nói
      Hai bước tới tiếng cười
      Người đồng mình yêu lắm con ơi
      Đan lờ cài nan hoa
      Vách nhà ken câu hát
      Con đường cho những tấm lòng
    Bài thơ ra đời năm 1980. Đây là giai đoạn mà đời sống vật chất lẫn tinh thần của toàn thể nhân dân đang còn nhiều khó khắn vất vả. Bài thơ được in trong tập “Thơ Việt Nam” (1945 – 1985). Đoạn trích trên thuộc khổ 1 của tác phẩm. Mạch cảm xúc đã dẫn dắt người đọc từ tình cảm gia đình, mở rộng ra tình cảm yêu thương, từ những tình cảm gần gũi, thiết tha mà dâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ và dẫn dắt một cách tự nhiên vừa cụ thể, vừa khái quát.
     Bài thơ mở ra với những hình ảnh về một gia đình êm ấm hạnh phúc:
      Chân phải bước tới cha
      Chân trái bước tới mẹ
      Một bước chạm tiếng nói
      Hai bước tới tiếng cười
    Bằng những hình ảnh cụ thể, giản dị, nghệ thuật điệp cấu trúc và phép tăng tiến. Y Phương đã gợi tả hình ảnh 1 gia đình êm ấm, hạnh phúc. Đó là con đang chập chững bước đi đầu tiên, êm ấm trong vòng tay, chăm chút của cha mẹ, từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, mừng vui đón nhận. Con đã lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ.
     Cùng với gia đình, với quê hương chính là mạch nguồn không thể thiếu nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành:
      Người đồng mình yêu lắm con ơi
      Đan lờ cài nan hoa
      Vách nhà ken câu hát
      Con đường cho những tấm lòng
     Quê hương được giới thiệu qua lối nói hình ảnh của người vùng cao “người đồng mình”, Y Phương gọi những người cùng quê hương bằng ba từ giản dị nhưng cũng thật ngọt ngào. Cách nói đó đã bộc lộ tình cảm gắn bó thân thiết. “Người đồng mình”: là người quê mình, là những con người biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương.
     Cuộc sống lao động khổ nhọc mà cần cù, vui tươi của “người đồng mình” được gợi tả qua các hình ảnh đẹp “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” các động từ “đan”, “cài”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo trong lao động vừa gợi lên sự gắn bó của họ. Tuy nhiên, hình ảnh “hoa” là biểu tượng cho cái đẹp và đặc biệt là câu hát qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cũng trở nên cụ thể, hình ảnh gợi tả vẻ đẹp, tâm hồn lạc quan yêu đời và yêu cuộc sống, yêu lao động của người miền núi. Họ vừa làm việc vừa gửi tâm hồn lãng mạn của mình vào tiếng hát vui tươi. Cuộc sống dẫu có gian khổ vất vả nhưng vẫn nên thơ và lãng mạn.
     Con lớn lên trên quê hương thơ mộng và nghĩa tình. “Hoa” là biểu tượng của vẻ đẹp, của rừng núi, của thiên nhiên cũng như “tấm lòng” là vẻ đẹp của con người, nối kết những trái tym yêu thương, những tấm lòng nghĩa tình. Quê hương cùng với thiên nhiên tươi đẹp nên thơ và những con người cần cù, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, sống gắn bó, tình cảm đã là cội nguồn nuôi dưỡng và sẽ luôn là điểm tựa tinh thần cho con trên những chặng đường đời.
     Bằng những từ ngữ, hình ảnh trong sáng gợi cảm mang đậm phong cách tư duy của người miền núi, Y Phương đã thể hiện vẻ đẹp của tình cảm gia đình đầm ấm, hạnh phúc ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
     Tóm lại, đoạn thơ chính là lời nhắn nhủ, dặn dò đầy yêu thương, trìu mến của cha đối với con về cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con. Gia đình, quê hương và những kỷ niệm êm đềm, hạnh phúc của cha mẹ chính là nền tảng để con ngày càng khôn lớn hơn và trưởng thành.
    @Oliver Wood
    (8/5/2022)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới