qua bài “Mùa xuân nho nhỏ” hãy viết đoạn văn phân tích 1 khổ thơ em thích nhất trong bài giúp em với cần gấp,

qua bài “Mùa xuân nho nhỏ” hãy viết đoạn văn phân tích 1 khổ thơ em thích nhất trong bài

giúp em với cần gấp, sáng mai em phải nộp bài rồi ạ.ko copy trên mạng và gg.!!!!

1 bình luận về “qua bài “Mùa xuân nho nhỏ” hãy viết đoạn văn phân tích 1 khổ thơ em thích nhất trong bài giúp em với cần gấp,”

  1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất đã được thể hiện chân thành và xúc động qua khổ thơ thứ hai tác phẩm “Mùa Xuân Nho Nhỏ”:
    Mùa xuân người cầm súng
    Lộc giắt đầy quanh lưng
    Mùa xuân người ra đồng
    Lộc trải dài nương mạ
    Tất cả như hối hả…
    Tất cả như xôn xao…”
    Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn “người cầm súng”, “người ra đồng” khi nói về mùa xuân của đất nước mà đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả. “Người cầm súng” và “người ra đồng” chính là đại diện cho hai nhiệm vụ quan trọng nước ta lúc bấy giờ: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động dựng xây nước non. Bằng điệp ngữ “lộc”, “mùa xuân”, hình ảnh mới lạ “người cầm súng”, “người ra đồng” cùng hình thức sóng đôi hài hòa, âm hưởng câu thơ nhịp nhàng, Thanh Hải đã làm nên nét nghệ thuật đặc sắc và đầy ý nghĩa. “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng “lộc” cũng có nghĩa là sức sống mãnh liệt của vạn vật mùa xuân, là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, là thành quả hạnh phúc. Hơn nữa, “lộc” trong “Mùa xuân nho nhỏ” còn là nhành lá ngụy trang trên lưng người lính ra trận, là lá mạ non trên ruộng nương người ra đồng, là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả trong chiến tranh và sản xuất. “Lộc” của người cầm súng là những chiến công vang dội, “lộc” mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Còn “lộc” của người ra đồng là những mùa vàng bội thu: từ bàn tay người nông dân “lộc trải dài nương mạ”, bàn tay của “người ra đồng” đã tô điểm cho mùa xuân đất nước, đôi bàn tay kỳ diệu của những người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hy vọng lên đất nước. Từ ý thơ đó, ta thấy được tác giả muốn nhấn mạnh những con người ấy chính là những người gieo mầm sự sống cho quê hương, chính họ đã làm nên mùa xuân đất nước. Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” vừa gợi hình vừa gợi cảm: “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không ngừng lại, “xôn xao” là âm thanh liên tiếp vọng về hòa lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng của tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn, là tiếng lòng reo vui trước tinh thần lao động của con người. Điệp từ “tất cả” cùng với từ láy “hối hả”, “xôn xao” giúp người đọc cảm nhận được trên mảnh đất vừa thoát khỏi đau thương, tất cả như đang rạo rực, nức nở, sinh sôi trong cái men say của mùa xuân, trong cái cuộc sống hòa bình của đất nước. Như vậy, bằng nhịp thơ trong sáng, gần gũi thông qua những hình ảnh biểu tượng đẹp, cùng nhiều phép so sánh, điệp ngữ đầy sáng tạo, Thanh Hải thành công thể hiện tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương một cách sâu sắc, cảm động.
    Bài phân tích tầm 13 câu.
    # Quả Lê

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới