1 bình luận về “thuyết minh về con trâu ở làng quê em”
Hàng ngàn năm nay, con trâu không chỉ gắn bó với đời sống vật chất mà còn gắn bó với đời sống tinh thần của người nông dân Việt Nam. Với họ, con trâu là đầu cơ nghiệp. Cảnh Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa là bức tranh sinh hoạt quen thuộc ở nông thôn.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5 – 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước.
Trâu được coi là “cây thuốc biết đi” vì mọi bộ phận cơ thể nó đều có thể đem chế thành thuốc, phòng chống và chữa trị hiệu quả nhiều bệnh ở người. Chẳng hạn, thịt trâu có tác dụng bồi bổ, chữa yếu bụng, chán ăn, khó tiêu, đặc trị tê liệt do trúng phong, méo mồm cấp tính, tắt đờm.
Nhưng đâu chỉ có thế, trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật. Nhân dân còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút rất nhiều khách du lịch. Trâu đi vào tâm linh, văn hóa của người Việt. Và trong lần đăng cai SEA Game 22, Việt Nam đã chọn con trâu vàng làm biểu tượng linh vật.
Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.
1 bình luận về “thuyết minh về con trâu ở làng quê em”