Văn học ra đời để gìn giữ trong từng con người một cái gì hết sức mong manh và luôn luôn run rẩy. Một cái gì đó thật là nh

Văn học ra đời để gìn giữ trong từng con người một cái gì hết sức mong manh và luôn luôn run rẩy. Một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong con người thì y rằng con người ấy không thể sống giữa quần thể loài người được và trở thành một tai họa cho loài người.( Nguyễn Minh Châu )

Khó hiểu quá! Mong mọi người giải thích nhận định đó.

1 bình luận về “Văn học ra đời để gìn giữ trong từng con người một cái gì hết sức mong manh và luôn luôn run rẩy. Một cái gì đó thật là nh”

  1. Nhận định trên nói về chức năng của văn chương đối với con người. Ngày nay, khi mà những con robot đã có thể làm thơ, viết văn, biểu lộ cảm xúc thì người ta đã nghi ngờ rằng liệu văn chương tồn tại còn có ích gì không. Sự thật chứng minh rằng văn chương luôn chạm đến những nơi sâu thẳm của con người. Con người là một loài sinh vật khó hiểu bậc nhất, với những suy nghĩ tinh vi, phức tạp. Văn chương là một công cụ để phản ánh những cái phức tạp ấy. Nếu thiếu đi cảm xúc, suy nghĩ, tư duy, và những mâu thuẫn, dằn vặt nội tâm, con người sẽ chỉ giống như một con robot được lập trình sẵn, và điều đó thì chẳng còn ý nghĩa gì. Thiên chức của văn chương là phản ánh lại những gì rất riêng, rất người mà những loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc… không nói lên được.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới