Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, tôi đã tìm đường để rồi chẳng thấy.
Suốt cuộc đời tôi đã mầy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong sương
mù. Nhưng rồi mãi tới lúc cao tuổi, tôi mới hiểu được rằng chẳng bao giờ mình
sẽ tới, vì cuộc đời, trên bản chất, phải là hành trình dài vô tận. Đi đường nào
rồi cũng có thể thành công, chọn lỗi nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì
hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào
tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị của chúng ta, cũng
như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay những nẻo đường đã đi qua.
Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra
chẳng có đường để tìm. Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng được nếu chúng ta
không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ
cho lại chúng ta nhiều. Và nhiều không có nghĩa là sổ lượng, mà là tình cảm
đậm đà, giá trị bền vững. Hạnh phúc ở đâu nay tôi đã biết. Những hạnh phúc
nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy
gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn
luôn có.
(Theo Phan Văn Trường, Một đời như kẻ tìm đường, NXB Trẻ, thành phố
Hồ Chí Minh, 2020, tr.21 – 23, dẫn theo SGK Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối, tr.23,
2022)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nghĩa của cụm từ hạnh phúc bền vững là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu Vào mỗi
khúc quanh của cuộc đời mình, tôi đã tìm đường để rồi chẳng thấy.
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên?
1 bình luận về “Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, tôi đã tìm đường để rồi chẳng thấy. Suốt cuộc đời tôi đã mầy mò, giống như ngư”