Viết bài văn nghị luận về phép học đi đôi với hành
Viết bài văn nghị luận về phép học đi đôi với hành
2 bình luận về “Viết bài văn nghị luận về phép học đi đôi với hành”
Việc học hiện nay đang được hết sức phổ biến và chú trọng. Tuy nhiên việc thực hành thì ngược lại, còn chưa được quan tâm đến nhưng tầm quan trọng lại rất lớn. Do đó mối quan hệ giữa “học” và “hành” đã làm em có nhiều suy nghĩ. Nhưng trước tiên, ta phải hiểu “học” và “hành” là gì? “Học” chính là quá trình tìm hiểu, tiếp thu các kiến thức từ các môi trường khác nhau như: trong trường học, ngoài xã hội, nơi làm việc hay thậm chí là trong gia đình. Còn “hành” chính là áp dụng những kiến thức ta vừa học được vào thực tế qua các bài tập hay các vấn đề trong xã hội. Học và hành có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, không thể tách riêng, nếu thiếu một trong hai thì không thể nào có một kết quả như ý muốn. Vậy tại sao học luôn đi đôi với hành? Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, nghĩa là nếu chúng ta có kiến thức mà không biết áp dụng vào thực tế, kiến thức đó coi như bỏ đi; còn nếu không có kiến thức mà đã vận dụng, chúng ta sẽ không thể thực hiện một cách trôi chảy, mượt mà. Nếu chúng ta luôn biết học và hành hiệu quả, nó sẽ giúp chúng ta có được một lượng kiến thức vững chắc, ta có thể giải các bài tập một cách dễ dàng với độ chính xác cao. Vậy nên ta sẽ hiểu được vấn đề chính, sẽ hiểu bài và nắm vững được các ý chính của bài học, từ đó, ta sẽ đạt được nhiều điểm cao trong học tập, hoặc thành công trong cuộc sống. Bản thân chúng ta sẽ có được nhiều kiến thức và được mọi người yêu mến, kính trọng. Nếu ai cũng biết học và hành hiệu quả, xã hội sẽ trở nên phát triển và tốt đẹp hơn, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng ngoài ra, tình trạng học hình thức, học vẹt đang xuất hiện rất nhiều ở các bạn học sinh, sinh viên. Họ học vẹt, chỉ học thuộc chứ không nắm được các vấn đề chính nên xảy ra hiện tượng mất gốc. Hoặc có nhiều bạn học để thuộc để lấy điểm cao, hay học để chống đối giáo viên và gia đình. Những hiện tượng này thật đáng lên án và phê phán. Để học hành một cách thật hiệu quả, Nguyễn Thiếp đã đề ra một số giải pháp rất hữu ích như: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Mọi người phải học và hành một cách chân chính, bắt đầu từ những thứ có bản đến phức tạp, từ dễ cho đến khó. Qua trên, em muốn khẳng định lại rằng: Học lý thuyết phải song song với thực hành, như vậy ta mới có thể tiến bộ. Câu nói cũng đã thể hiện một cái nhìn khách quan nhất về việc học. Do đó mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện thật tốt. Học và hành đi đôi với nhau thì mới hiệu quả, là học sinh, em sẽ luôn học tập trung thực, tự làm các bài tập, không quay cóp bài, có kết quả tốt để sau này cống hiến, phục vụ cho đất nước.
Từ ngàn xưa, những anh tài dân tộc đã xác định phương châm và con đường học vấn duy nhất có thể dẫn đến thành công chính là “Học đi đôi với hành”, và câu châm ngôn ấy, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Học là hoạt động của trí óc để tiếp thu những ý mới ,những điều chưa biết,học còn là bắt chước những cái hay cái đẹp của người khác.Hành là thực hành,là ứng dụng nó vào thực tiễn.tác giả khuyên học phải đi dôi với hành không thể học mà không hành và ngược lại.
Nếu học chỉ để nhồi nhét mớ kiến thức sách vở vào đầu thì cũng có lợi ích gì nếu không đem những điều đã học ra áp dụng.Học mà không hành như vậy thật vô ích.Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì điều học ấy mới có giá trị .Ngược lại , nếu hành mà không học theo kiểu ” trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là vô cùng nguy hiểm.Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật,sự việc ấy để dối phó với những trường hợp trên mọi lĩnh vực.Hành mà không học chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong bóng tối vừa mất thời gian , vừa hỏng việc.Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có .Tất cả là từ thực tiễn,có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận . CHo nên không thể không hành mà không học .Ý thức được điều này ông cha ta thường xuyên ” Học hành , học hỏi,học tập ” . Học hỏi,hiểu,hành là phương châm mà mọ người cần hướng tới và làm theo nó.
Phải gắn liền học với hành . ” Hành” ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà ” hành” còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào trong thực tế,cuộc sống.
Ví dụ : một kĩ sư học lí thuyết trong trường,khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tế sản xuất vào cuộc sống
Học để cung cấp kiến thức cho thực hành giúp thực hành dễ dàng hơn . Học để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế .Hành còn củng cố hoàn chỉnh cho việc học .LÀ học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương châm học này để kết quả ngày càng tốt hơn.
“Học đi đôi với hành”, “theo điều học mà làm” là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập; sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kỹ thuật, để phục vụ công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
Nhưng trước tiên, ta phải hiểu “học” và “hành” là gì? “Học” chính là quá trình tìm hiểu, tiếp thu các kiến thức từ các môi trường khác nhau như: trong trường học, ngoài xã hội, nơi làm việc hay thậm chí là trong gia đình. Còn “hành” chính là áp dụng những kiến thức ta vừa học được vào thực tế qua các bài tập hay các vấn đề trong xã hội. Học và hành có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, không thể tách riêng, nếu thiếu một trong hai thì không thể nào có một kết quả như ý muốn. Vậy tại sao học luôn đi đôi với hành? Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, nghĩa là nếu chúng ta có kiến thức mà không biết áp dụng vào thực tế, kiến thức đó coi như bỏ đi; còn nếu không có kiến thức mà đã vận dụng, chúng ta sẽ không thể thực hiện một cách trôi chảy, mượt mà. Nếu chúng ta luôn biết học và hành hiệu quả, nó sẽ giúp chúng ta có được một lượng kiến thức vững chắc, ta có thể giải các bài tập một cách dễ dàng với độ chính xác cao. Vậy nên ta sẽ hiểu được vấn đề chính, sẽ hiểu bài và nắm vững được các ý chính của bài học, từ đó, ta sẽ đạt được nhiều điểm cao trong học tập, hoặc thành công trong cuộc sống. Bản thân chúng ta sẽ có được nhiều kiến thức và được mọi người yêu mến, kính trọng. Nếu ai cũng biết học và hành hiệu quả, xã hội sẽ trở nên phát triển và tốt đẹp hơn, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhưng ngoài ra, tình trạng học hình thức, học vẹt đang xuất hiện rất nhiều ở các bạn học sinh, sinh viên. Họ học vẹt, chỉ học thuộc chứ không nắm được các vấn đề chính nên xảy ra hiện tượng mất gốc. Hoặc có nhiều bạn học để thuộc để lấy điểm cao, hay học để chống đối giáo viên và gia đình. Những hiện tượng này thật đáng lên án và phê phán. Để học hành một cách thật hiệu quả, Nguyễn Thiếp đã đề ra một số giải pháp rất hữu ích như: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Mọi người phải học và hành một cách chân chính, bắt đầu từ những thứ có bản đến phức tạp, từ dễ cho đến khó.
Qua trên, em muốn khẳng định lại rằng: Học lý thuyết phải song song với thực hành, như vậy ta mới có thể tiến bộ. Câu nói cũng đã thể hiện một cái nhìn khách quan nhất về việc học. Do đó mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện thật tốt. Học và hành đi đôi với nhau thì mới hiệu quả, là học sinh, em sẽ luôn học tập trung thực, tự làm các bài tập, không quay cóp bài, có kết quả tốt để sau này cống hiến, phục vụ cho đất nước.