Viết một đoạn văn (12 câu/200 chữ) làm rõ tâm trạng của nàng Kiều qua đoạn thơ sau: Xót người tựa cửa hôm

Viết một đoạn văn (12 câu/200 chữ) làm rõ tâm trạng của nàng Kiều qua đoạn thơ sau:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

1 bình luận về “Viết một đoạn văn (12 câu/200 chữ) làm rõ tâm trạng của nàng Kiều qua đoạn thơ sau: Xót người tựa cửa hôm”

  1.         Sau nỗi nhớ người yêu, tâm trí của Kiều hướng tới cha mẹ và nỗi nhớ này được thể hiện đầy xúc động:                    
                                     Xót người tựa cửa hôm mai
                              Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
                                    Sân lai cách mấy nắng mưa,
                                 Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
    Nếu như nỗi nhớ chàng Kim bắt đầu bằng từ “tưởng” thì nỗi nhớ cha mẹ lại được Nguyễn Du thể hiện trực tiếp thông qua từ “xót”. “Người tựa cửa hôm mai” là hình ảnh cha mẹ của Kiều cứ sớm chiều tựa cửa, hướng đôi mắt ra phía xa để chờ tin con. Thúy Kiều nghĩ đến cảnh ấy trong lòng khó tránh khỏi tâm trạng xót xa, bùi ngùi, đau đớn. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” là một thành ngữ cổ ám chỉ về mùa hè thời tiết oi ả, con cái phải ngồi quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông phải vào nằm trước, ủ ấm chiếu chăn rồi mời cha mẹ vào nghỉ ngơi. Sử dụng thành ngữ này Nguyễn Du muốn khẳng định rằng phận làm con phải phụng dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ. Kiều lo lắng giờ này ở phương xa không biết ai sẽ thay thế mình để lo cho cha mẹ. Câu hỏi tu từ phần nào đã thể hiện được nỗi niềm day dứt khôn nguôi của Kiều lúc này. Ở câu thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng một điển tích “Sân Lai” đó là sân nhà Lão Lai Tử một nhân vật trong “Hiếu Tử truyện”. Mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn mặc áo ngũ sắc ra sân nhảy múa mua vui để mang lại tiếng cười cho cha mẹ. Phải chăng tác giả đang nhầm so sánh Kiều với những tấm gương của những người con chí hiếu trong văn chương sử sách. Nhưng “Sân Lai” còn hiểu là khoảng sân nhà Thúy Kiều – nơi cô đã khôn lớn và gắn bó, bây giờ cách xa vời vợi, “biết mấy nắng mưa” biết khi nào Kiều mới được trở về với gia đình. “Gốc tử” là gốc cây thị, loại cây cha mẹ thường trồng trước nhà nay đã bao đổi thay. “Vừa người ôm” ý thơ nhằm ám chỉ rằng thời gian chảy trôi, cha mẹ già yếu. Nghĩ như vậy, nỗi nhớ nhà nhớ quê khó lòng kìm nén được.
    < Cậu tham khảo – Chúc cậu ôn thi vui vẻ nhé! >

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới