Phần II:Cho đoạn văn sau: Múa lân có từ rất lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vào những ngày tế

Phần II:Cho đoạn văn sau:
Múa lân có từ rất lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vào những ngày tết để chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, lân leo cột… Bên cạnh có ông địa vui nhộn chạy quanh. Thông thường múa lần còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật. (Trích “Trò chơi ngày xuân” – Ngữ văn 9-tập 1)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. Chỉ rõ một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung.
Câu 3: Xác định một cụm động từ trong đoạn văn trên

2 bình luận về “Phần II:Cho đoạn văn sau: Múa lân có từ rất lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vào những ngày tế”

  1. 1) PTBĐC : Thuyết minh
    Vì đoạn văn trên thuyết minh về trò chơi ngày xuân cụ thể là trò múa lân
    2) BPTT Liệt kê :  Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, lân leo cột…
    Tác dụng : Làm cho bài văn trở nên sinh động và gợi hình hơn. Qua đó miêu tả rõ nét những màu sắc của con lân trong trò chơi múa lân
    3) Cụm động từ trong đoạn văn trên  : vui nhộn chạy quanh.

    Trả lời
  2. 1. PTBĐ chính: Thuyết minh
    2. Biện pháp tu từ: liệt kê
     Các hình thức múa lân: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột
     Tác dụng: Làm cho bài văn thêm hấp dẫn, sinh động
    3. Cụm động từ: vui nhộn chạy quanh

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới