Phân tích 10 câu thơ đầu trong bài Đồng Chí. ( có đủ các luận điểm, phân tích đúng 10 câu đầu, ko chép mạng ạ) huuu e cần gấ

Phân tích 10 câu thơ đầu trong bài Đồng Chí. ( có đủ các luận điểm, phân tích đúng 10 câu đầu, ko chép mạng ạ) huuu e cần gấp mai thi ạ

1 bình luận về “Phân tích 10 câu thơ đầu trong bài Đồng Chí. ( có đủ các luận điểm, phân tích đúng 10 câu đầu, ko chép mạng ạ) huuu e cần gấ”

  1. PHÂN TÍCH:
     Bài thơ mở ra bằng những lời tâm sự, giãi bày về hoàn cảnh của người lính.
       “Quê hương anh nước mặn đồng chua
       Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
     Tình đồng chí của họ bắt đầu từ hoàn cảnh xuất thân giống nhau. Người thì từ đồng bằng duyên hải nước mặn xâm lấn, người lại từ vùng quê trung du miền núi đất đai khô cằn. Tuy cách xa nhau về không gian địa lý nhưng họ cùng chung cảnh nghèo khó, thiếu thốn. Những thành ngữ “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” đã diễn tả chính xác cuộc sống nghèo khổ khó khăn của những người nông dân trước khi vào chiến trường trở thành người lính. Bởi vì là những người nông dân nên cách nói của họ cũng giản dị, mộc mạc không che giấu sự nghèo nàn, không xấu hổ về những ngày quê nghèo khó.
     Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ:
       “Anh với tôi đôi người xa lạ
       Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
       Súng bên súng đầu sát bên đầu”
     Chính Hữu đã sắp xếp những từ ngữ rất đặc biệt, khi còn là những người xa lạ, chữ anh đứng 1 dòng thơ, chữ tôi đứng 1 dòng thơ, nhưng khi họ gặp gỡ. Đặc biệt chữ anh luôn đứng trước chữ tôi cho thấy tình cảm yêu thương trân trọng giữa những người lính.
     Cơ sở tạo nên tình đồng chí là hoàn cảnh chiến đấu chung lí tưởng cao đẹp vì quê hương đất nước. Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sóng đôi “súng bên súng đầu sát bên đầu” kết hợp với tính chất hoán dụ thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những con người cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào.
     Tình đồng chí, đồng đội càng thắm thiết hơn qua hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của người lính ở chiến trường, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ đó những người lính đã gắn bó bằng tình cảm thiêng liêng sâu nặng, thấu hiểu. Từ Hán Việt “tri kỷ” đã diễn chính xác tình cảm giữa những người lính trước khi họ trở thành đồng chí.
      “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
       Đồng chí!”
     Từ những điều giản dị, cụ thể đó, 2 tiếng “đồng chí” vang lên với 1 dấu chấm cảm thể hiện niềm xúc động dâng trào trong trái tim của những người lính tạo nên 1 điểm nhấn và cũng là lời khẳng định tình cảm đồng đội thiêng liêng, cao đẹp. Hai tiếng “đồng chí” có giá trị như bản lề gắn kết đoạn thơ trên với đoạn thơ dưới.
     Ở đoạn thơ này Chính Hữu có sự sáng tạo khi sắp xếp từ ngữ theo chiều hướng tăng tiến và sự phát triển gắn bó bền chặt của tình đồng chí. Lúc đầu họ là những người xa lạ chẳng hẹn quen nhau rồi đến lúc “Súng bên súng đầu sát bên đầu”, “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” và đỉnh cao của tình cảm ấy là tình đồng chí.
       “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
       Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
       Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
     Vì là đồng chí nên người lính thấu hiểu hoàn cảnh của nhau “tôi” hiểu lòng anh như chính bản thân mình, thấu hiểu cả những nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của nhau. Những người lính trong thơ Chính Hữu xuất thân từ những người nông dân nghèo khó. Họ ra đi để lại sau lưng ruộng mương nhà cửa, tài sản của một đời cực nhọc. Nhưng vì giang sơn tổ quốc họ sẵn sàng lên đường chiến đấu hy sinh. Hai chữ từ “mặc kệ” cho chúng ta hiểu được ý chí quyết tâm của họ khi đi theo cách mạng đó là sự làm rắn lòng mình để khỏi mềm lòng khi bước vào trận chiến tâm trạng ấy cũng được Nguyễn Đình Thi nói tới trong bài thơ “Đất nước”.
       “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
       Những phố dài xao xác hơi may
       Người ra đi đầu không ngoảnh lại
       Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
     Thái độ quyết liệt ấy có vẻ như lạnh lùng nhưng người bạn tri kỷ của anh hiểu được rằng đó chỉ là những biểu hiện bề ngoài còn trong sâu thẳm tâm hồn người lính vẫn dành cho hậu phương biết bao yêu mến vẫn hình dung ra cảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” đã được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ để gợi về quê hương, gợi về người thân đang dõi theo các anh với bao nỗi nhớ vơi đầy và chính người lính cũng đang nhớ về hậu phương. Người đi lính nhớ về người ở lại, kẻ ở lại lại nhung nhớ người ra đi. Cũng giống với các anh, ngày ngày họ cũng đang giữ trong mình một nỗi nhớ khắc khoải, không thể nguôi ngoai. Họ đợi ngày anh trở về, đợi đến ngày căn nhà trở nên đầy đủ. Cùng một nỗi nhớ nhưng lại hằn sâu nơi cả hai miền kí ức. Hậu phương ủng hộ tiền tuyến, luôn hướng về tiền tuyến, còn tiền tuyến lại như mạnh mẽ hơn trước niềm tin mãnh liệt của hậu phương. Đó là điểm tựa tinh thần để họ sẵn sàng vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống ở chiến trường.
    @Oliver Wood
    15/5/2022

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới