2 bình luận về “phân tích 2 khổ thơ đầu bài sang thu”
Mùa thu là một mùa đẹp của thơ ca. Nhiều thi sĩ viết về mùa thu với nhiều hình ảnh đẹp khác nhau. ” Sang thu ” của Hữu Thỉnh cũng mang một nét đẹp riêng. Khổ thơ đầu tiên là cảm nhận của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa ở không gian gần và hẹp.
( TRÍCH KHỔ 1 )
Cảnh vật sang thu trong khổ thơ đầu tiên này là một hương thơm quen thuộc mang đậm chất thôn quê. Đó là hương thơm của những quả ổi chín bay ra từ khu vườn. Hương thơm ấy dìu dịu, ngòn ngọt phả vào khắp không gian bởi làn gió se nhè nhẹ. Gió se cũng chính là làn gió đặc trưng của mùa thu hay còn gọi là gió heo may, làn gió đem lại hơi mát, sự dễ chịu cho con người. Cùng với hương ổi và gió se, tín hiệu thứ ba mà Hữu Thỉnh cảm nhận được đó là sương thu. Mùa thu, tiết trời mát mẻ nên trong không gian thường có những làn sương màu lam nhạt dăng dăng như những làn khói mỏng bay lên từ mặt đất. Nghệ thuật nhân hóa cùng với từ láy ” chùng chình ” làm cho làn sương vô tri, vô giác bỗng trở nên có hồn giống như con người. Làn sương như quyến luyến, cố ý chậm lại dưới mặt đất như không muốn bay lên. Cảm xúc của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa thật đột ngột. Từ ” bỗng ” tức là bất chợt, bất ngờ, nhà thơ cảm nhận được sự thay đổi của cảnh vật trong không gian. Bởi vì nó rất mơ hồ, không rõ ràng nên Hữu Thỉnh chỉ khẳng định :” Hình như thu đã về”. Ta thấy Hữu Thỉnh phải là người có tâm hồn nhạy cảm lắm, tinh tế và yêu thiên nhiên lắm thì ông mới có thể viết ra những vần thơ hay đến như vậy. Sang khổ thơ thứ hai, vẫn là cảnh vật sang thu nhưng khung cảnh được mở ra với một không gian cao và rộng:
( TRÍCH KHỔ 2 )
Ở đây có sử dụng nghệ thuật đối và nhân hóa. Dòng sông thì dềnh dàng chảy còn chim thì vội vã bay đi. Nghệ thuật nhân hóa và từ láy dềnh dàng gợi tả dòng sông lúc sang thu không còn cuồn cuộn, gấp gáp như mùa hè mà chậm chạp, thong thả. Dòng sông như khoan khoái, thảnh thơi, bình tĩnh và ung dung. Còn trên bầu trời, những cánh chim lại vội vã bay về phương Nam để tránh rét. Hai câu thơ sau là một hình ảnh đầ chất thơ mộng :” Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu “. Nghệ thuật nhân hóa đám mây vắt giữa hai mùa hạ và thu làm ta liên tưởng đám mây mềm mại, yểu điệu giống như một tấm lụa vắt ngang trên bầu trời, một nửa ở mùa hạ, nửa kia ở mùa thu. Hữu Thỉnh đã biến cái vô hình, trìu tượng trở nên hữu hình, cụ thể. Hình ảnh thơ nhẹ nhàng, ngôn ngữ giàu cảm xúc, đoạn thơ là khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu và qua đó ta cảm nhận được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và yêu thiên nhiên của nhà thơ.
Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận. Từ bỗng thể hiện sự giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên. Hương ổi là mùi hương đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Phả là động từ chỉ hành động mạnh mẽ kết hợp với gió se tạo nên không gian lành lạnh, hanh hao đặc trưng của tiết trời mùa thu. Chùng chình là tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững. Phép nhân hóa miêu tả màn sương cũng giống con người làm câu thơ thêm sinh động. Tác giả đã tận hưởng hương ổi, gió, sương bằng sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau. Qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu thanh bình nơi quê nhà.
Cảnh vật như thấm đượm hơi thở của mùa thu. Dòng sông không còn vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. Nó đã cuồn cuộn cả một mùa hè ồn ã, giờ đây như lắng lại để cảm nhận. Đối lập với sự thong dong, dềnh dàng ấy, thu đến, đàn chim lại hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình hoặc bay về phương Nam để tránh mùa đông khắc nghiệt sắp đến. Đám mây không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mà uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu. Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu.
2 bình luận về “phân tích 2 khổ thơ đầu bài sang thu”