2 bình luận về “phân tích 2 khổ thơ đầu bài viếng lăng bác”
Đoạn 1 :
Khổ thơ thứ nhất là cảm xúc của tác giả khi đứng trước Lăng Bác.
” Con ở miền Nam ea thăn lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát ” .
Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn ngắn gọn như một lời thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra thăm viếng Bác. Tác giả dùng đại từ “ con” nghe rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình yêu thương để diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha cách nói giảm, nói tránh khi dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” để giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát đồng thời khiến mọi người cảm thấy hình ảnh của Bác vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng . Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre : “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát ” thì ra đến đây nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam và đã trở thành một biểu tượng của dân tộc “ cây tre”. Cây tre đã trở thành “Cây tre Việt Nam” và là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trước hàng tre Viễn Phương xúc động, tự hào và thốt lên:
“Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Cách nói ẩn dụ “Xanh xanh Việt Nam”, cùng với phép nhân hóa “đứng thẳng hàng” làm nổi bật hình ảnh hàng tre mang màu xanh đất nước, mang dáng dấp của con người Việt Nam hiên ngang, bất khuất . Như vậy khổ thơ đầu bài thơ diễn tả niềm xúc động, thiêng liêng của tác giả khi được vào lăng viếng Bác, khi bắt gặp những hình ảnh hàng tre thân thuộc cảm xúc của tác giả trào dâng.
Đoạn 2 :
Đứng trước lăng Người tác giả trào dâng niềm xúc động thiêng liêng, thành kính. Khổ thơ thứ hai của bài thơ được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi ở cặp thơ thứ nhất:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là một hình ảnh thực ( một mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng ). Còn hình ảnh “mặt trời trong lăng” đã được chuyển nghĩa, được tượng trưng hóa ( chỉ bác Hồ ). Hình ảnh ẩn dụ này vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ như mặt trời, vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ của nhân dân. Đối với Bác Viễn Phương đã ngầm so sánh Bác với “mặt trời”. Nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài chỉ Bác Hồ đã đưa đất nước ta từ một đất nước nô lệ tối tăm đến một đất nước độc lập tự do. Hai câu thơ tiếp theo là cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác:
“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” .
“ Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: Ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi trong nỗi tiếc thương vô hạn khi vào lăng viếng Bác. Những dòng người đó xếp thành một hàng dài trông như những tràng hoa vô tận. Còn hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ : Chỉ cuộc đời những người đang vào lăng viếng Bác, đã nở hoa dưới ánh sáng của người những bông hoa tươi thắm đó đã được đến dâng lên người những gì tốt đẹp nhất. Hình ảnh ẩn dụ đó thể hiện tấm lòng thành kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác . “ Bảy mươi chín mùa xuân” Là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng con người “ 79 mùa xuân” ấy đã sống của cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên trong mùa xuân đất nước trong cuộc đời như vậy. Ở khổ thơ thứ hai với những hình ảnh ẩn dụ đẹp, nhà thơ đã diễn tả những niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của mình và cũng là tất cả của mọi người khi vào lăng viếng Bác .
Khổ 1 : Khổ thơ đầu tiên là tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ cùng Bác.
Câu thơ mở đầu giản dị như câu văn xuôi, một lời thưa với Bác rằng : “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, nhưng ẩn chứa bên trong đó là niềm xúc động bồi hồi của người con từ miền Nam được ra thăm lăng Bác. Cách xưng hô “con” với “Bác” thể hiện sự thân mật, gần gũi, ấm áp như tình cảm của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách. Nhan đề dùng từ “viếng” nhưng trong câu thơ này tác giả dùng từ “thăm” ngụ ý nói giảm nói tránh để làm giảm đi những đau thương mất mát. Không những thế, nhà thơ còn xúc động trước những hình ảnh giản dị ở lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng
Khi đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát và có ấn tượng đậm nét chính là hàng tre trong sương sớm trải dài bát ngát một màu xanh khiến cho lăng Bác vừa trang nghiêm vừa cũng gần gũi. Cây tre là một ẩn dụ, biểu tượng cho con người Việt Nam. Ở đây, thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn, gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước. Còn “Đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục. Dù gặp những thăng trầm trong cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước nhưng vẫn đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục. Nơi Bác nghỉ vẫn luôn xanh mát bóng tre xanh. Chính vì thế tác giả không giấu được niềm xúc động xen lẫn tự hào được bộc lộ một cách trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi!” đứng ở đầu câu. Khổ thơ tiếp theo là sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Bác :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hai câu đầu có hai hình ảnh sóng đôi: một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng. Đầu tiên là mặt trời của thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi” qua trên lăng và “thấy” một mặt trời khác ở trong lăng. Và “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Nhà thơ so sánh ngầm Bác Hồ như mặt trời nằm trong lăng rất đỏ sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên để ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người. Người như mặt trời đem lại ánh sáng soi đường chỉ lối, mang lại cuộc sống ấm no cho dân tộc Việt Nam. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết. Hai câu sau: Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ :
“Ngày ngày dòng người……mùa xuân”.
Ở đây, “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh tả thực cảnh ngày ngày dòng người vào lăng viếng Bác trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn và nặng trĩu nỗi nhớ thương. Ở cuối khổ này nghệ thuật , hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” được tác giả sử dụng thật khéo léo, nó vừa là bảy mươi chín tuổi đời của Bác vừa nói lên được rằng Bác đã sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân và chính Bác đã làm nên những mùa xuân thật tươi đẹp cho đất nước Việt Nam. Ta nhận thấy cụm từ “ngày ngày” được điệp lại một lần nữa. Điệp lại cụm từ này, có lẽ nhà thơ muốn nhấn mạnh một chân lý. Nếu mỗi ngày mặt trời đi qua trên lăng, tỏa ánh sáng sưởi ấm vạn vật là một điệp khúc không thay đổi của thời gian, thì công ơn của Bác ngự trị trong lòng người dân Việt Nam cũng không phai nhòa theo năm tháng.
2 bình luận về “phân tích 2 khổ thơ đầu bài viếng lăng bác”