Phân tích khổ 3 bài thơ Sang Thu của tác giả Hửu Thỉnh (không chép mạng ạ)
Phân tích khổ 3 bài thơ Sang Thu của tác giả Hửu Thỉnh (không chép mạng ạ)
2 bình luận về “Phân tích khổ 3 bài thơ Sang Thu của tác giả Hửu Thỉnh (không chép mạng ạ)”
Bạn tham khảo:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Khi sang thu mà trời vẫn có nắng, có mưa, có sấm có chớp. Nhưng thời điểm này cái “nắng” trong bài thơ không còn chói chang gay gắt gây khó chịu cho người ta như mùa hè nữa mà đã ngớt đi, dịu nhẹ đi. Những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ cũng vơi dần đi và những tiếng sấm gần như không còn nữa, cảnh vật thời tiết đã có sự thay đổi. Mặc dù vẫn còn những dấu hiệu của mùa hạ nhưng trời thu đã giảm dần về cường độ, mức độ. “Hàng cây đứng tuổi” cũng có thể hiểu là hàng cây đã lớn, đã già, đã trải qua bao mùa mưa nắng nên nó chẳng còn cảm thấy bất ngờ hay giật mình vì những tiếng sấm nữa. Có thể nói đoạn thơ là hình ảnh thiên nhiên đầy sức gợi cảm thể hiện sự giao mùa giữ mùa hạ sang mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng chỉ nói về cảnh thu thôi thì chưa đủ, câu thơ còn hứng đọng những ưu tư những suy ngẫm của tác giả. Những hỉnh ảnh “sấm”, “hàng cây đứng tuổi” không chỉ là hình ảnh thiên nhiên nữa mà bao hàm cả ý nghĩa ẩn dụ. “Sấm” tượng trung cho những xâm nhập bất ngờ của ngoại cảnh trong cuộc sống và những khó khắn trắc trở mà con người phải trải qua. Đi cùng với “Sấm”, hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” vốn là cách nói nhân hóa như thông thường nhưng cũng là để chỉ con người đã từng trải, chín chắn và điềm tĩnh trước giông tố cuộc đời. Đó cũng là để thể hiện: khi con người đã vững vàng chín chắn rồi thì dù khó khăn có ập đến cũng vượt qua được. Câu thơ cuối bài đã mở ra một thế giới khác, một thế giới “sang thu” theo đúng nghĩa của con người. Thời gian luân chuyển bất chợt không đợi chờ ai đã khiến Hữu Thỉnh chợt nhận thấy mái tóc phai sương của mình đã đi qua quá nửa cuộc đời, ông sững sờ nhận thấy mình cũng đã “sang thu”
2 bình luận về “Phân tích khổ 3 bài thơ Sang Thu của tác giả Hửu Thỉnh (không chép mạng ạ)”