phân tích khổ 4 ,5 của Mùa xuân nho nhỏ Dài + Không copy = câu tl hay nhất

phân tích khổ 4 ,5 của Mùa xuân nho nhỏ
Dài + Không copy = câu tl hay nhất

1 bình luận về “phân tích khổ 4 ,5 của Mùa xuân nho nhỏ Dài + Không copy = câu tl hay nhất”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý sau để làm bài em nhé:
    (1)Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện một cách chân thành tâm niệm và ước nguyện cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân lớn của dân tộc.(2) Nếu như ở phần đầu bài thơ, nhà thơ sử dụng đại từ “tôi” thì đến khổ thơ thứ tư, ông sử dụng đại từ “ta” để thể hiện sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể. (3) Điệp ngữ “ta làm” kết hợp với các hình ảnh liệt kê: con chim, bông hoa, nốt nhạc đã nhấn mạnh vào ước nguyện được hóa thân, được hòa nhập vào cuộc sống của thi sĩ. (4) Giữa mùa xuân của đất nước, nhà thơ chỉ xin làm một một bông hoa để góp thêm hương sắc cho cuộc đời; làm một con chim để cất cao giọng hót mang đến âm thanh tươi vui cho cuộc sống. (5) Đặc biệt hơn, ông muốn làm một nốt nhạc, nhưng chỉ là nốt nhạc trầm giữa bản hòa ca vang dội để lại dư âm sâu sắc trong lòng người. (6) Có thể thấy, điệp từ “một” kết hợp với các hình ảnh nhỏ bé, giản dị (một cành hoa, một nốt nhạc)  đã thể hiện ước nguyện của nhà thơ rất khiêm nhường, chân thành. (7) Những hình ảnh đó cũng rất thống nhất với hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở khổ thơ sau. (8) Đó chính là mùa xuân riêng của tác giả, mùa xuân ấy gửi gắm quan niệm hòa nhập giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân với tập thể. (9) Dẫu chỉ một mùa xuân thôi nhưng đó là mùa xuân đẹp nhất – mùa xuân mà thi sĩ sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời chung. (10) Khát vọng cống hiến đã đẹp nhưng cái cách mà nhà thơ cống hiến còn đẹp hơn. (11) Đảo ngữ “lặng lẽ” trong câu thơ “Lặng lẽ dâng cho đời” diễn tả hành động âm thầm, lặng lẽ mà không cần khoa trương, không cần ai biết đến. (12) Động từ “dâng” là hành động cống hiến, cho đi mà không cần nhận lại, không đòi hỏi lợi ích cá nhân như nhà thơ Tố Hữu đã có lần khẳng định: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. (13) Tới câu thơ sau, tác giả sử dụng điệp ngữ “dù là” kết hợp với hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” để thể hiện sự cống hiến ấy không những diễn ra âm thầm mà còn trọn đời. (14) Từ khi còn trẻ cho đến lúc về già, nhà thơ vẫn sống trọn với lẽ sống cao cả của đời mình: Sống là để tận hiến. (15) Từ khổ thơ, người đọc cảm nhận được tiếng lòng tha thiết của Thanh Hải với cuộc đời: Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân lớn, mùa xuân bất diệt của đất nước!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới