Phân tích khổ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải cần gấp, tks
Phân tích khổ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
cần gấp, tks
2 bình luận về “Phân tích khổ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải cần gấp, tks”
Mở bài:
Thanh Hải là người con mảnh đất xứ Huế thơ mộng. Thanh Hải sáng tác không nhiều nhưng để lại những ấn tượng đẹp với độc giả những tác phẩm trữ tình đậm chất Huế. Ông đã để lại những suy nghĩ sâu sắc trong lòng người đọc bao thế hệ. Trong đó, tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” đã để lại những suy nghĩ sâu sắc đặc biệt là về những triết lý sâu sắc trong lẽ sống và kết lại bằng khúc hát ngợi ca vẻ đẹp quê hương xứ Huế.
“Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi 20 Dù là khi tóc bạc
“Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế…”
Thân bài:
Bài thơ ra đời tháng 11/1980 khi ông đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu thì ông qua đời. Bài thơ là 1 bài tâm niệm chân thành, lời gửi gắm nhắn nhủ cuối cùng mà Thanh Hải dành cho cuộc đời. Tuy vậy âm hưởng chủ đạo của bài thơ vẫn là niềm tin tưởng, tinh thần lạc quan và những ước mơ cao đẹp. Đoạn trích trên thuộc khổ 4 và 5 của tác phẩm. Bài thơ đi từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp trong trẻo, TH cảm nhận mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước. Từ đó nhà thơ ước nguyện được cống hiến để xây dựng nên mùa xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước, cho cuộc đời. Bài thơ kết lại bằng cảm xúc tự hào về quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế. Từ đó Thanh Hải triết lý sâu sắc về lẽ sống của con người trong cuộc đời “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi 20 Dù là khi tóc bạc” Mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ với cuộc đời của mỗi con người là mùa xuân nhỏ bé, nhiều mùa xuân nhỏ ấy sẽ làm nên mùa xuân của đất nước, của dân tộc. Mỗi con người cống hiến phần đẹp nhất của mình để tô điểm cho cuộc đời, khát vọng ấy thật cao đẹp và đáng trân trọng bởi vì nó xuất phát từ ý thức trách nhiệm với quê hƣơng đất nƣớc và bởi vì nó khiêm nhường lặng lẽ. Phép điệp cấu trúc và những hình ảnh hoán dụ đã nhấn mạnh khẳng định khát vọng cao đẹp của nhà thơ được cống hiến cả cuộc đời mình từ lúc tuổi trẻ cho đến khi về già. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh Thanh hải đang nằm trên giường bệnh, ước mơ ấy càng đáng quá, đáng trân trọng. Bài thơ kết thúc bằng khúc hát ngợi ca vẻ đẹp của quê hương xứ Huế “Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế…” Một âm điệu dân ca xứ huế và khúc nam ai nam bình, thanh hải đã bày tỏ ngợi ca quê hương xứ sở, khát vọng được cống hiến và đặc biệt là tình yêu cuộc sống.
Mùa xuân nho nhỏ của thanh hải gợi nhớ đến 3 bức tranh thiên nhiên cao đẹp trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chợ tết” của Đoàn Văn Từ, “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử. Bài thơ của Thanh Hải nhắc nhở con ngƣời chúng ta về lẽ sống cao đẹp, dâng hiến hi sinh, khiêm nhường lặng lẽ như anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long hay “Sóng đẹp” của Tố Hữu.
Bằng thể thơ 5 chữ với âm điệu trong sáng tha thiết, gần gũi với dân ca, những hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm và cả những so sánh ẩn dụ sáng tạo, mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.
Kết bài:
Có gì đẹp hơn mùa xuân? Có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu thiên nhiên, đất nước? Cảm ơn nhà thơ Thanh Hải để lại một đoạn thơ nói về mùa xuân rất hay. Chúng ta ước mong mỗi con người hãy trở thành “một mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm đẹp đất nước, quê hương hôm nay và ngày mai.
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi 20
Dù là khi tóc bạc
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…”
Từ đó Thanh Hải triết lý sâu sắc về lẽ sống của con người trong cuộc đời
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi 20
Dù là khi tóc bạc”
Mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ với cuộc đời của mỗi con người là mùa xuân nhỏ bé, nhiều mùa xuân nhỏ ấy sẽ làm nên mùa xuân của đất nước, của dân tộc. Mỗi con người cống hiến phần đẹp nhất của mình để tô điểm cho cuộc đời, khát vọng ấy thật cao đẹp và đáng trân trọng bởi vì nó xuất phát từ ý thức trách nhiệm với quê hƣơng đất nƣớc và bởi vì nó khiêm nhường lặng lẽ.
Phép điệp cấu trúc và những hình ảnh hoán dụ đã nhấn mạnh khẳng định khát vọng cao đẹp của nhà thơ được cống hiến cả cuộc đời mình từ lúc tuổi trẻ cho đến khi về già. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh Thanh hải đang nằm trên giường bệnh, ước mơ ấy càng đáng quá, đáng trân trọng.
Bài thơ kết thúc bằng khúc hát ngợi ca vẻ đẹp của quê hương xứ Huế
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…”
Một âm điệu dân ca xứ huế và khúc nam ai nam bình, thanh hải đã bày tỏ ngợi ca quê hương xứ sở, khát vọng được cống hiến và đặc biệt là tình yêu cuộc sống.
Bài thơ của Thanh Hải nhắc nhở con ngƣời chúng ta về lẽ sống cao đẹp, dâng hiến hi sinh, khiêm nhường lặng lẽ như anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long hay “Sóng đẹp” của Tố Hữu.