2 bình luận về “phân tích khổ thơ thứ 3 bài viếng lăng bác”
Khổ thơ thứ 3 trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương là dòng cảm xúc khi ông bước vào trong lăng:
“Bác nằm trong giấc ngủ ngàn thu
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh không chỉ để giảm nhẹ nỗi đau trong lòng những người dân VN, mà còn để ca ngợi sự ra đi nhẹ nhàng mà thanh thản của Bác Hồ. Không gian trong lăng Bác ngời sáng một ánh sáng dịu hiền, như ánh sáng của vầng trăng, người bạn tri kỷ của Bác. Bác vốn yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng sáng và đã sáng tacd rất nhiều vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng. Suốt cuộc đời, Bác gắn bó với vầng trăng sáng. Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ hay trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, vầng trăng vẫn là người bạn, người tri kỷ luôn ở bên Bác, chứng kiến những thăng trầm, những gian khó hi sinh trong sự nghiệp cách mạng của Bác. Đến hôm nay, vầng trăng ấy vẫn tiếp tục ở cạnh Bác, toả ánh sáng vỗ về cho giấc ngủ an lành của Bác.Trong khoảnh khắc thiêng liêng bên cạnh Bác, một cảm giác đau xót bất chợt trỗi dậy trong lòng nhà thơ: “Vẫn biết..trong tim”
Trời xanh là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca lối sống đẹp của Bác. Hai dòng thơ cho thấy rõ sự đối lập trong suy nghĩ và tình cảm. Nhà thơ và mọi người vẫn biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng sự ra đi của Bác vẫn là một mất mát to lớn cho mọi người và đất nước Việt Nam. Nỗi đau quá lớn, vì vậy mà mọi lập luận đều trở nên vô nghĩa. Viễn Phương đang ở trong một tâm trạng xót xa, thương tiếc đến nghẹn ngào. Là một người con của Nam Bộ, đây là lần đầu tiên Viễn Phương được gặp Bác. Trong suốt những năm đất nước bị chia cắt, nhân dân miền Nam quyết tâm chiến đấu, ai cũng mong có lúc: “Miền Nam chiến thắng”. Bác đã ra đi khi chưa thực hiện được niềm mong ước cuối cùng là vào Nam gặp mặt đồng bào, những người con vẫn ngày đêm mong nhớ được gặp mặt Bác. Vì vậy, sự ra đi của Bác là một mất mát to lớn không gì bù đắp được đối với một người con Nam Bộ như Viễn Phương. #phuongdungpho
Khổ thơ thứ 3 của bài thơ diễn tả cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào trong lăng. Từ lòng thành kính biết ơn chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh trong lăng ngư ngưng hết cả thời gian, không gian khung cảnh trong lăng Bác được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng cho dịu hiền ” .
Hai câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế, sự trang nghiêm yên tĩnh và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Bác đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa “vầng trăng sáng trong dịu hiền”. “Vầng trăng” còn gọi ta suy nghĩ đến trong thơ Bác tràn ngập ánh trăng. Trăng của Bác lên chiến khu, trăng của Bác vào nhà lao, gắn bó với Bác như người bạn tri ân, tri kỷ. Và giờ đây trăng lại canh giấc ngủ cho Bác. Đồng thời những hình ảnh “vầng trăng” nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác “vầng trăng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. Người có lúc là “mặt trời” ấm áp, rực rỡ, có lúc lại dịu hiền như “ánh trăng”. Hình ảnh ẩn dụ đó vừa thể hiện niềm xúc động, vừa thể hiện tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác, đứng trước Người nhà thơ có tâm trạng xúc động, tâm trạng được biểu hiện qua một hình ảnh ẩn dụ sâu sắc: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. “Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ với hình ảnh ẩn dụ đó nhà thơ muốn nói với người đọc Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước. Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước trường tồn cùng dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và trong tâm trí của người dân như bầu trời xanh vĩnh hằng trên cao. Diễn tả điều này, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”. Như vậy “ vầng trăng”, “ trời xanh”, cũng giống như mặt trời là các hình ảnh kỳ vĩ, rộng lớn tiếp nhau cùng xuất hiện khiến chúng ta phải suy ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng cao cả của một con người. Dù vẫn tin như thế nhưng tác giả không thể không đau xót trước sự ra đi của Người, nỗi đau xót đó được nhà thơ biểu hiện cụ thể trực tiếp:
“Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Nỗi đau của quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim đang thổn thức của người con. Động từ ” Nhói ” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắcyếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa . Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
#phuongdungpho