2 bình luận về “Phân tích khổ thơ Viếng lăng Bác khổ 1-2”
Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng. Cách xưng hô “con – Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách. “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao. Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.
Cảnh quang quanh lăng Bác: “…Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” -> Hình ảnh hàng tre xanh ngát quanh lăng Bác được nhà thơ hình dung hoá, trở nên kì vĩ lạ thường. Tre là biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường, đoàn kết của con người Việt Nam. Tre ăn sâu bám rẽ vào lòng đất, nhẫn nại, kiên trì, “dẫu có bão táp mưa sa” vẫn “đứng thẳng hàng” cũng là hình ảnh của con người Việt Nam dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường trước mọi kẻ thù hung bạo.
Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn vào lăng Bác
“Con vào trong lăng…” -> Lời nói tiếp tục diễn tả sự gần gũi, thành kính của người con với Bác. Nhà thơ không nói “vào lăng” mà nói “vào trong lăng” để nhấn mạnh sự khác biệt giữa không gian bên ngoài và bên trong lăng. Bên ngoài là không gian rộng mở, thoáng đãng với hàng tre xanh ngát; bên trong là không gian hẹp hòi, u ám với linh cữu của Bác.
“Bỗng dưng con thấy…” -> Lời nói diễn tả sự bất ngờ, chấn động của nhà thơ khi nhìn thấy linh cữu của Bác. Nhà thơ không dùng từ “thấy” mà dùng từ “bỗng dưng” để tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa hai không gian và hai cung bậc cảm xúc khác nhau.
Niềm xúc động trân thành tha thiết của nhà thơ trước không gian cảnh vật ngoài lăng bác đã đc làm rõ qua khổ 1 bài thơ Viếng Lăng Bác.Câu thơ mở đầu ‘Con ở miền nam ra thăm lăng bác ‘ như một lời thông báo gợi tâm trạng xúc động mong mỏi của người con niềm Nam ra thăm lăng Bác .Cách xưng hô ”Con-Bác ” gần gũi thân thiết ấm áp tình thân thể hiện lòng tôn kính của một người con đối với người cha.Tác giả dùng từ”thăm” thay cho từ viếng làm giảm nỗi đau thương mất mác khẳng định bác còn sống mãi trong lòng nhân dân.Nhà thơ xuc động khi bắt gặp hình ảnh quen thuộc”Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”trong câu thơ này tre mang nghĩa tả thực chỉ hàng tre được trồng nhiều ở lăng bác gợi không gian thoáng rộng yên bình.Có lẽ nhà thơ đến thăm lăng bác nên mới cảm nhaanh được hàng tre trong sương .Đặc biệt hình ảnh hàng tre xanh xanh trong câu thơ”Ôi hàng tre xanh xanh việt nam” ”bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.”Thẳng hàng ” mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho sức sống bền bỉ rẻo dai kiên cường bất khuất của dân tộc việt nam trước những khó khăn thử thách .Thành ngữ ”Bão táo mưa sa”đã khẳng định rõ nét điều đó trước vẻ đẹp ẩn dụ dân tộc việt nam cùng xúc động.Câu cảm thán ;Ôi đã bộc lộ sự xúc động nghẹn ngào thán phục của tác giả trước hình ảnh hàng tr xanh xanh là biểu tượng cho phầm chất tốt đẹp của dân tộc việt nam
Sự tôn kính của nhà thơ khi đứng trước lăng bác đã được làm rõ qua khổ thơ 2.Hai câu thơ đầu sóng đôi hình ảnh mặt trời ”Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng lăng”’;”Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh tả thực chỉ mặt trời đem lại sự sống ấm no cho nhân dân,sức sống muôn loài.Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ người đem lại ánh sáng,cuộc sống tự do cho nhân dân việt nam .Sự sóng đôi hình ảnh mặt trời tạo sự đối xứng , soi chiếu về mặt ý nghĩa giữa hai hình ảnh nhằm tôn vinh sự vĩ đại trường tồn của Bác Hồ,chi tiết đặc tả ”rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết tràn đầy tình yêu thương của Bác đối với nhân dân Việt Nam .Hòa vào dòng người vào lă ng viếng Bác,nhà thơ đã viết lên những vần thơ xúc động”Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”;”Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân…”.Đây là cách nói đặc biệt gợi lên một không gian tràn ngập nỗi nhớ thương.Điệp ngữ ”Ngày ngày” gợi tấm lòng của Việt Nam không nguôi nhớ Bác.Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác đi từ cửa lăng vào trong lăng rồi trở ra thành vòng tròn gợi liên tưởng”tràng hoa” đây là hình ảnh đẹp sáng tạo gắn với vinh quanh thành quả được kết lên .Từ láy thành kính biết ơn của dòng người vào lăng viếng Bác dâng lên Bác Hồ.Hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ-hoán dụ nói về tuổi thọ của Bác,sự vĩ đại của Bác.Người đã sống một cuộc sống đẹp như mùa xuân .Khổ thơ thể hiện niềm thành kính thiêng liêng rự hào biết ơn vô hạn của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu
2 bình luận về “Phân tích khổ thơ Viếng lăng Bác khổ 1-2”