phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” | ét ô ét!!!!

phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” | ét ô ét!!!!

1 bình luận về “phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” | ét ô ét!!!!”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm –> Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Nhân vật Vũ Nương.
    2. Thân bài
    * Vũ Nương trong cuộc sống vợ chồng: 
    – Vũ Nương là con nhà nghèo khó, của hồi môn nàng mang về nhà chồng chỉ có tính thùy mị, nết na, tư duy tốt đẹp. Chàng Trương Sinh con nhà hào phú mến nàng về điều đó mà cưới về làm vợ. Nhưng chàng lại có tính đa nghi, gia trưởng, nên Vũ Nương luôn ý thức giữ gìn khuôn phép để tình cảm vợ chồng không bị thất hòa. Đó là một phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình.
    * Vũ Nương trong hoàn cảnh xa cách:
    – Cuộc sống sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra binh biến. Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. Ngày tiễn biệt, nàng rót chén rượu đầy, dặn dò chồng lời tình nghĩa đằm thắm, thiết tha khiến ai nghe cũng phải rơi lệ: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về được hai chữ bình yên… thế là đủ rồi”. Nàng bày tỏ nỗi nhớ thương khắc khoải của mình, cảm thương chia sẻ với nỗi gian lao, vất vả mà chồng phải chịu đựng nơi biên ải: “chỉ e việc quân khó liệu … rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” “Ngước mắt cảnh vật vẫn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!” Lời bộc bạch chân thành, sâu sắc đầy ân tình của nàng khiến ai nghe cũng phải xúc động, chứng tỏ nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng rất mực. Hơn thế, trong nỗi niềm xa cách ấy, nàng còn thấu hiểu cả tâm tư của người mẹ chồng, gần đất xa trời mà phải xa con. Nàng quả là người con dâu hiếu thảo, tri âm sâu sắc.
    – Thời gian chồng đi xa, nàng vừa sinh con, nuôi con một mình, vừa chăm sóc mẹ già đau yếu: “Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng” và người mẹ qua đời. “Nàng hết lòng thương xót” lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ của mình. Việc làm và tình cảm của nàng thể hiện một người con dâu hiếu thảo, một người phụ nữ đảm đang thay chồng gánh vác công việc gia đình, không một lời ca thán. Phẩm chất ấy thật đáng quý nhường nào! Trong những tháng ngày xa cách, “mỗi khi thấy bướm lượn ngoài vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”, nhưng nàng vẫn “ba năm giữ gìn một tiết”, ngậm buồn làm đá Vọng Phu. Song liệu hạnh phúc có bù đắp cho nàng sau mấy năm mòn mỏi chờ chồng?
    * Nỗi oan và bi kịch
    – Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về khi đứa con vừa học nói. Tai họa ập xuống đời nàng bởi lời con trẻ ngây thơ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói… cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Một người đàn ông thất học, tính lại đa nghi, gia trưởng, chuyên quyền, làm sao có thể bình tĩnh và đủ thông minh để phân tích sự việc qua lời nói của một đứa trẻ mới bập bẹ học nói. Chỉ một điều “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”. 
    – Vũ Nương chẳng biết đầu đuôi cơ sự, nàng chỉ biết khóc mà rằng: “… Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.” Lời giãi bày gan ruột, nỗi khổ đau của nàng cũng chẳng làm kẻ thất phu kia động lòng trắc ẩn. Hắn còn giấu biệt lời con nói, không cởi mở với nàng, chỉ một mực mắng nhiếc, thậm chí đánh đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực biện bạch cho nàng cũng đều vô ích. 
    – Bao ngày tháng phụng dưỡng mẹ già, nuôi con một mình, chỉ mong chàng trở về bình yên để được tựa bờ vai êm ấm, nhưng sao ghẻ lạnh, phũ phàng. Danh dự, phẩm giá bị xúc phạm, oan ức biết bày tỏ cùng ai, nàng đau đớn đến tuyệt vọng: “Thiếp sở dĩ nương vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, núi thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Thế là trâm gãy, bình rơi thật rồi! Khát vọng hạnh phúc chỉ là giấc mộng, ngay cả ước muốn chờ chồng đến hóa đá như núi Vọng Phu kia cũng chẳng còn cơ hội. Nàng tự vẫn để chứng minh danh tiết: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con ruồng rẫy, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần có linh xin ngài chứng giám…”. Lời của Vũ Nương vừa là lời giãi bày, vừa là lời thề nguyền của trời đất lòng trinh bạch của mình. Nhà văn không khỏi xót thương cho nàng và ngầm lên án Trương Sinh – người đàn ông độc ác chuyên quyền. Nhưng tại sao nhà văn lại để cho nhân vật của mình tìm đến cái chết? Phải chăng đó là quan điểm của ông cũng như của xã hội đương thời, chỉ có cái chết mới chứng minh lòng trinh bạch cho nàng hay xã hội phong kiến quá đề cao chữ tiết và hành động của nàng là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự?
    – Đáng thương thay trước khi từ giã cõi đời, Vũ Nương đâu có biết bi kịch của mình lại chính từ cái bóng của mình. Cái bóng mà hằng đêm nàng vẫn đùa con đây là cha của nó. Người ta nói vợ chồng như hình với bóng, tình yêu thương, nỗi nhớ nhung của nàng với chồng da diết, mòn mỏi quá chăng mà nàng tưởng tượng cái bóng mình là chồng, là cha của con, để nỗi niềm cô đơn, sầu muộn kia được vơi bớt đi phần nào? Nhưng biết đâu rằng sự vô tình sáng trong ấy đã dẫn đến oan nghiệt xót xa. 
    – Câu chuyện không dừng lại ở đó, mà Nguyễn Dữ tiếp tục để Vũ Nương được trở về trong thoáng chốc ở cuối tác phẩm, gặp lại Trương Sinh nói lời tạ từ rồi biến mất. Đây là một dụng ý sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, là ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, khát vọng một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh. 
    – Điều đó, Nguyễn Dữ còn muốn hoàn thiện nét đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Dù đã sang thế giới bên kia nhưng nàng vẫn giữ bản chất tốt đẹp, vẫn nặng tình với quê hương, chồng con, vẫn khao khát được sum họp, được trả lại danh dự. 
    – Lời từ biệt của Vũ Nương là lời cảnh báo cho Trương Sinh về sự ân hận muộn mằn, bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc, và còn là lời tố cáo xã hội độc ác chà đạp lên thân phận người phụ nữ.
    3. Kết bài: Khái quát vẻ đẹp, bi kịch của nhân vật. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới