“Sự hy sinh chẳng còn ý nghĩa sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mình đang hy sinh”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trìn

“Sự hy sinh chẳng còn ý nghĩa sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mình đang hy sinh”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày về ý kiến trên

2 bình luận về ““Sự hy sinh chẳng còn ý nghĩa sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mình đang hy sinh”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trìn”

  1. Giải đáp:
    Sự hy sinh là một điều cần thiết trong cuộc sống, nhưng “Sự hy sinh chẳng còn ý nghĩa sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mình đang hy sinh”. “Sự hy sinh” là sự giúp đỡ quên mình, có những hành động, giúp đỡ chia sẻ với người khác. Còn “hy sinh” là bạn mất đi, chết đi hay còn là sự mất mát về vật chất, tinh thần. Cuộc sống luôn cần những con người có tấm lòng cao cả, giúp đỡ người khác không ngại gian khó. Nhờ có sự hy sinh ấy mà cuộc sống con người trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa hơn. Có rất nhiều trường hợp hy sinh thân mình để cứu giúp người khác. Như những bạn trẻ cứu người chết đuối hay những vị anh hùng cứu mạng sống những người khác. Nhưng sự hy sinh ấy sẽ trở nên không có ý nghĩa gì khi bạn làm nó một cách gượng ép, không cảm thấy vui vẻ, có ý nghĩa nữa. Khi đó bạn làm như một sự ép buộc, đòi hỏi phải được trả công thì cuộc sống quả thật không còn niềm vui nữa. Vì vậy bạn hãy giúp đỡ, hy sinh với niềm vui, niềm hạnh phúc vì giúp đỡ được nhiều người chứ không phải hy sinh với sự ép buộc.
    Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt ><

    Trả lời
  2. “Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
    Trong bài ” Đất nước” của Nguyễn ĐÌnh Thi ông đã viết lên những dòng thơ thấm đẫm tình cảm. Mỗi người lính lên đường ra đi đều để lại mảnh đất của mình với những sự luyên tiếc, nhớ thương. Những người lính đã hy sinh tuổi xuân, hy sinh cả những điều thân thuộc nhất của mình để lên đường ra chiến trường để hy sinh cho đất nước. Có ý kiến cho rằng ” Sự hy sinh chẳng còn ý nghĩa sau khi bạn bắt đầu cảm thấy mình đang hy sinh”.
    Hy sinh là đức tính tốt đẹp của cha ông ta từ xưa đến nay. Hy sinh chúng ta có thể hiểu rằng đó là vì người khác mà chịu thiệt thòi về bản thân mình. Sự hy sinh là phải từ suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, đặt lợi ích chung lên trên mà bỏ qua những lợi ích cá nhân, không vụ lợi cho bản thân mình. Đó chính là sự hy sinh. Nhưng khi mà bạn thấy mình đang phải hy sinh thì đó lại là một sự hy sinh không xuất phát từ suy nghĩ mà bạn đã rơi vào tình huống bắt buộc phải hy sinh.
    Nếu lấy một ví dụ về sự hy sinh bản thân mình thì ví dụ điển hình nhất đó chính là Bác Hồ. Người đã hy sinh cả tuổi trẻ, hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Bác chỉ có một mong muốn duy nhất là giải phóng dân tộc, là chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Vậy nên Bác không tiếc điều gì cả, dù có khó khăn vất vả thế nào Bác cũng tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc ta. Sự hy sinh của Bác bằng cả tấm lòng mình dành cho dân tộc. 
    Hay một sự hy sinh mà chúng ta có thể thấy đó chính là sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái
    ” Con dù lớn vẫn là con của mẹ
    Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”  ( Con cò – Chế Lan Phương)
    Cha mẹ luôn hy sinh của cuộc đời để mang đến những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Mong cho con khôn lớn, trưởng thành và dù con có bao nhiêu tuổi vẫn lo lăng vẫn hy sinh cho con.
    Còn khi bạn cảm thấy mình đang phải hy sinh vì lợi ích cá nhân của người khác mà không phải tập thể thì sự hy sinh sẽ khiến bạn bực bội, khó chịu sẽ làm mất đi đức tính hy sinh vốn có của nó.
    Hãy sống vì người khác, rèn luyện đức hi sinh cho bản thân và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới