Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén tr

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.198)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
c. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
d. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

2 bình luận về “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén tr”

  1. a)
    – Đoạn trích trên được trích trong văn bản ” Chiếc lược ngà ” của tác giả ” Nguyễn Quang Sáng “
    b)
    – Nội dung chính của đoạn trích : nói về cuộc chia tay đầy cảm động của hai cha con ông Sáu
    c
    – Hoàn cảnh sáng tác : truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 ( khi tác giả hoạt động ở trên chiến trường Nam Bộ ) và được đưa vào tập truyện cùng tên
    – Giá trị nội dung : truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
    – Nghệ thuật :
    + Tạo tình huống truyện éo le , cốt truyện mang yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí
    + Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp
    d)
    – Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn :
    + Phép lặp : ” xé ” ( lặp lại 3 lần ) ,” tiếng ba ” ( lặp lại 2 lần ) , nó ( lặp lại 5 lần )
    + Phép thế : thế ” đó ” thay cho ” tiếng kêu của nó ”  

    Trả lời
  2. a) – Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chiếc lược ngà”.
    – Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.
    b) – Nội dung chính của đoạn trích: cảm xúc vỡ oà đầy xúc động của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là ba của mình.
    c) – Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn được sáng tác vào năm 1966, thời kì kháng chiến chống Mỹ, khi đó tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
    – Giá trị nội dung: Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
    – Giá trị nghệ thuật:
    + Nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là bé Thu.
    + Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí.
    d) – Phép liên kết:
    + Phép thế: “đó” thay thế cho “tiếng kêu của nó”.
    + Phép lặp: “nó”.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới