Tìm và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau : a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng cổ thụ bóng lồng hoa

Tìm và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau :
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng cổ thụ bóng lồng hoa
b) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ , biết học hành là ngoan
c) Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
( tặng 5* và câu TLHN)

1 bình luận về “Tìm và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau : a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng cổ thụ bóng lồng hoa”

  1. a)
    So sánh: “Tiếng suối trong” nhưtiếng hát xa”
    -> Miêu tả tiếng suối róc rách, rì rầm, văng vẳng đâu đây nghe như tiếng hát ngọt ngào, êm dị của một cô gái nào đó vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch, càng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung. Qua đó thể hiện chiều sâu trong tâm hồn nhạy cảm của Bác.
    -> Cách so sánh “tiếng suối” và “tiếng hát xa” là một cách so sánh rất tinh tế, gợi cảm. Câu thơ sử dụng nghệ thuật lấy “động” để tả “tĩnh”. Tiếng suối trong đêm róc rách, văng vẳng từ xa nghe trong trẻo như tiếng hát đã tô đậm không gian hoang vu, tĩnh mịch. 
    Điệp ngữ: “lồng”
    -> Khắc hoạ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, hình khối, đường nét lung linh, huyền ảo, cảnh vật đan xen, hoà quyện vào nhau. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm, tha thiết của Bác.
    b)
    Biện pháp tu từ được sử dụng là :  So sánh và điệp ngữ “Biết” 
    -> Nhấn mạnh hình ảnh và đồng thời tôn lên vẻ đẹp của trẻ em như là búp ở trên cành. Ở độ tuổi mới tập ăn tập nói và học hành. Dễ bị tác động bởi xã hội ngoài kia. Nếu như không được học hành dạy dỗ thì sẽ có hững hậu quả khôn lường không thể ngờ tới trong tương lai .
    c)
    Điệp từ “Ta”
    -> Nhấn mạnh khung cảnh mùa xuân khiến tác giả hòa mình vào với thiên nhiên , cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, những điều kì diệu. Cùng với đó cũng thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới