Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gan liền với việc của bao anh

Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gan liền với việc của bao anh em đồng chỉ dưới kia. Công việc của cháu gian khố thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thỉ ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy…
Câu 1: Nội dung đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa’, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: Nghĩcho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
Câu 3: Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
Câu 4: Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
Câu 5: Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
Câu 6: Phẩm chất nổi bật nhất của nhân, vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa” là tình yêu nghề, say mê với công việc. Từ phần văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một khởi ngữ, một câu rút gọn (gạch chân và chỉ rõ).

1 bình luận về “Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gan liền với việc của bao anh”

  1. Câu 1 : Niềm vui và tình yêu công việc mãnh liệt của anh thanh niên. Tuy công việc khó khăn, cần sự tỉ mỉ và chỉ có một mình anh nhưng anh thanh niên vẫn luôn tự tin, cố gắng cho đất nước trong những ngày khó khăn. 
    Câu 2 : Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là bức chân dung của nhân vật anh thanh niên. Bức chân dung của anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.
    Câu 3 : Truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi Lào Cai của tác giả. Tác phẩm nói về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn và ông họa sĩ bác lái xe và cô kĩ sư. Hãy cùng đọc truyện ngắn để biết được nội dung câu chuyện và những lời bày tỏ cảm động của anh thanh niên nhé!
    Câu 4 : Tác giả đã sử dụng nhan đề là ” Lặng lẽ Sa Pa ” thay vì ” Sa Pa Lặng Lẽ ” nhằm làm nổi bật lên tính cách lặng thầm, yên tĩnh và sự cô đơn của Sa Pa

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới