Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối xủa bài thơ tiểu đội xe không kính của nhà thơ phan

Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối xủa bài thơ tiểu đội xe không kính của nhà thơ phan tiến duật .
Trong đó có sử dụng 1 phép so sánh chỉ ra phép so sánh
Giúp e với ạ sắp thi cần gấp

1 bình luận về “Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối xủa bài thơ tiểu đội xe không kính của nhà thơ phan”

  1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một tác phẩm hay viết về người lính thời kì kháng chiến chống Mĩ. Khổ cuối tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp lí tưởng của những người lính nơi chiến trận.
                                  “Không có kính rồi xe không có đèn
                                   Không có mui xe, thùng xe có xước
                                    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
                                     Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
    Chiến trường khốc liệt, bom đạn quân thù đã tàn phá dữ dội khiến cho những chiếc xe- phương tiện chiến đấu của những người lính trở nên méo mó, biến dạng: không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước . Phép liệt kê cùng điệp ngữ “không” đã tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật lên hình dáng méo mó đến đáng thương của những chiếc xe. Trước mắt người lính là hiểm nguy chực chờ, thiếu thốn càng sẵn có, vậy mà họ không hề lung lấy ý chí, vẫn giữ tinh thần lạc quan, anh dũng:
                                            “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
                                               Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
    Xung phong ra chiến trường, những người lính mang theo quyết tâm mạnh mẽ, họ sẵn sàng hi sinh thân mình cho độc lập, tự do, hạnh phúc của tổ quốc, dân tộc. Vì miền Nam ruột thịt, xe vẫn chạy như bay, hướng về phía trước để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” đã gợi liên tưởng đến trái tim tha thiết yêu nước, một trái tim sục sôi nhiệt huyết đấu tranh vì tổ quốc. Lời thơ tự bình dị, hình ảnh gần gũi mà chân thực, cảm xúc bọc bạch rất mực tự nhiên kết hợp cùng phép liệt kê, điệp ngữ, khổ thơ cuối bài đã làm nổi bật ý chí kiên cường và khát vọng cao đẹp của người lính ra đi vì Tổ quốc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới