Viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống -Xả rác bừa bãi -Sự vô cảm -Lười học,học đối phó 1 trong 3 nha mn k

Viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
-Xả rác bừa bãi
-Sự vô cảm
-Lười học,học đối phó
1 trong 3 nha mn
k chép mạng

2 bình luận về “Viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống -Xả rác bừa bãi -Sự vô cảm -Lười học,học đối phó 1 trong 3 nha mn k”

  1. Not mạng
    Trong xã hội hiện đại, việc học tập là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, có một số người lại có xu hướng lười học hoặc chỉ học đối phó, tức là chỉ học khi cần thiết để đạt được mục tiêu cá nhân. Điều này đang trở thành một sự việc hiện tượng đời sống đáng lo ngại và cần được giải quyết.
    Lười học là tình trạng mà một người không muốn tìm kiếm kiến thức mới và không muốn cải thiện bản thân thông qua học tập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lười học. Một số người cho rằng họ không có thời gian hoặc không có đủ nguồn lực để học tập. Một số người khác lại cho rằng họ không có năng lực hoặc không thích học tập. Điều này làm giảm khả năng học tập và ảnh hưởng đến tương lai của người đó.
    Học đối phó là một tình trạng khi một người chỉ học khi cần thiết để đạt được mục tiêu cá nhân. Điều này có thể xảy ra khi một người đang tìm kiếm một công việc mới hoặc muốn đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Tuy nhiên, học đối phó không phải là cách tiếp cận tốt nhất với việc học tập. Nếu chỉ học đối phó, người đó sẽ không phát triển được các kỹ năng và kiến thức mới và sẽ không có khả năng đối phó với những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
    Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến lười học và học đối phó. Một nguyên nhân phổ biến là áp lực của xã hội. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong xã hội hiện nay, nhiều người cảm thấy áp lực để đạt được kết quả tốt trong học tập. Điều này làm cho một số người có xu hướng trốn tránh học tập hoặc chỉ tập trung vào những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu cá nhân.
    Cách khác để giải quyết vấn đề này là đưa ra những giải pháp cụ thể. Đầu tiên, cần tăng cường giáo dục về giá trị của học tập. Giáo dục về giá trị của học tập không chỉ giúp người học hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của học tập đối với sự phát triển cá nhân, mà còn giúp họ nhận thức được rằng học tập là một trải nghiệm vui vẻ và đầy thú vị. Những trò chơi giáo dục, các hoạt động tương tác có thể giúp cho học tập trở nên thú vị hơn, giúp cho người học không cảm thấy áp lực hoặc chán nản.
    Thứ hai, cần tạo ra môi trường học tập thoải mái và thân thiện. Một môi trường học tập thoải mái và thân thiện sẽ giúp cho người học cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong việc học tập. Những người học sẽ không cảm thấy áp lực hoặc khó chịu khi học tập và sẽ có thể tập trung hơn vào việc học.
    Thứ ba, cần khuyến khích người học tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và các chương trình tình nguyện. Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và các chương trình tình nguyện sẽ giúp cho người học có thêm cơ hội để trải nghiệm và học tập từ các trải nghiệm đó. Các hoạt động này cũng sẽ giúp cho người học phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian.
    Cuối cùng, cần có sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía gia đình và xã hội. Gia đình và xã hội cần nhận thức được tầm quan trọng của học tập đối với sự phát triển cá nhân của mỗi người. Họ cần khuyến khích và hỗ trợ người học trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức mới, giúp họ có thể đạt được mục tiêu cá nhân của mình.
    Trong kết luận, lười học và học đối phó là những sự việc hiện tượng đời sống đáng lo ngại và cần được giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến và đưa ra những giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này. Việc tăng cường giáo dục về giá trị của học tập, tạo ra môi trường học tập thoải mái và thân thiện, khuyến khích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và chương trình tình nguyện và sự hỗ trợ và khuyến khích từ gia đình và xã hội là những giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này.
    Chúng ta cần nhận thức rằng học tập là rất quan trọng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển cá nhân của mỗi người. Chúng ta cần xem học tập là một trải nghiệm vui vẻ và đầy thú vị, và không phải là một gánh nặng. Chúng ta cần cải thiện môi trường học tập và khuyến khích các hoạt động ngoại khóa và chương trình tình nguyện để giúp cho học tập trở nên thú vị hơn.
    Nếu chúng ta có thể đưa ra những giải pháp tốt và thực hiện chúng, chúng ta sẽ có thể giải quyết vấn đề lười học và học đối phó một cách hiệu quả. Điều quan trọng là phải nhận thức được tầm quan trọng của học tập và tìm cách giúp cho người học có thể học tập một cách hiệu quả và thú vị nhất có thể. Chỉ khi chúng ta thực sự quan tâm và đưa ra những giải pháp thực tế, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề này và giúp cho người học đạt được mục tiêu của mình và phát triển cá nhân tốt hơn.

    Trả lời
  2. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi. Quả thực trong cuộc sống đầy những bất trắc bon chen này, ai cũng cần có một tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người. Nhưng một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay lại xuất hiện lối sống thờ ơ, vô cảm với chính người thân trong gia đình của mình. Đây quả thực là tình trạng đáng báo động.
    Ta có thể hiểu, vô cảm là không có tình cảm, cảm xúc, không có tình yêu thương, không có động tâm trước hoàn cảnh, mảnh đời khó khăn. Vô cảm với chính người thân trong gia đình của mình cũng chính là không quan tâm, chia sẻ và thậm chí không hề có cảm xúc xót thương, buồn bã khi người thân gặp phải những chuyện không may hay lạnh nhạt thờ ơ với những việc chung của gia đình.
    Về thực trạng, hiện tại, chưa có thống kê về tỷ lệ người có lối sống vô cảm là bao nhiêu phần trăm nhưng những năm gần đây, các trường hợp con cái sống vô cảm, bỏ mặc ông bà và bố mẹ xảy ra rất thường xuyên với tính chất và mực độ rất đáng quan ngại.
    Vô cảm với những người thân trong gia đình được thể hiện qua nhiều biểu hiện khác nhau. Con cái không quan tâm đến bố mẹ, ông bà và anh chị em trong gia đình mà chỉ quan tâm đến cảm xúc và lợi ích của bản thân. Khi người thân trong gia đình gặp phải những vấn đề khó khăn hoặc phải đối mặt với sự kiện đau buồn, các em vô cảm gần như không quan tâm và không hề an ủi hay thể hiện sự thấu cảm. Sống tách biệt, cô lập với những thành viên khác trong gia đình. Những bạn trẻ sống vô cảm thường chỉ gặp gỡ các thành viên trong bữa ăn hoặc thậm chí không ăn cùng với gia đình, cảm thấy khó chịu hoặc trò chuyện một cách hời hợt khi người thân quan tâm, hỏi han công việc và vấn đề học tập. Trở nên chai lì, không hề có cảm xúc đau buồn và xót thương khi mất đi người thân. Lời nói, hành vi của những bạn trẻ này thể hiện rõ thái độ bất cần, thờ ơ và không quan tâm đến bất cứ ai trong gia đình.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm trong gia đình. Nguyên nhân thứ nhất, bố mẹ nuông chiều và bảo bọc quá mức. Ngày nay, nhiều bố mẹ nuông chiều và bảo bọc con vì nghĩ đến tuổi thơ cơ cực của bản thân. Họ không bao giờ la mắng hay đánh con và luôn đáp ứng yêu cầu của con vô điều kiện, với mong muốn con có tuổi thơ êm ấm và được sống, học tập trong môi trường lành mạnh. Dần dần trẻ sẽ trở nên vô cảm, không quan tâm đến bố mẹ, ông bà và anh chị em trong gia đình. Những trẻ được gia đình bảo bọc quá mức thường nghèo nàn về cảm xúc và không biết thương xót cho những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội. Trẻ hầu như chỉ biết nhận mà không biết cho đi vì luôn nghĩ rằng bản thân có đặc quyền riêng không ai có quyền xâm phạm. Nguyên nhân thứ hai do cha mẹ thờ ơ không quan tâm, thái độ sống vô cảm trong gia đình cũng có thể xảy ra do bố mẹ quá bận rộn và không quan tâm đến con cái. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh không có thời gian để hỗ trợ con cái học tập do bận rộn với công việc. Vì nghĩ con đã lớn nên bố mẹ muốn tập trung làm việc để ổn định cuộc sống và giúp con được học tập trong ngôi trường tốt nhất. Nguyên nhân thứ ba, nếu bố mẹ vốn dĩ là người vô cảm, con cái cũng sẽ học theo suy nghĩ và hành vi của chính những người thân trong gia đình. Bản thân trẻ chưa có hiểu biết về cuộc sống nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Khi sống chung với bố mẹ là người thờ ơ, lãnh đạm và vô cảm với mọi thứ, con cái cũng sẽ lớn lên với những suy nghĩ và tính cách tương tự. Nguyên nhân thứ thư, ảnh hưởng của mạng xã hội, sự ra đời của mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ cũng đi kèm với nhiều hệ lụy. Trên các mạng xã hội, người trẻ được thể hiện bản thân và chạy theo vật chất mà bỏ quên những giá trị thật của cuộc sống. Nhiều trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi trở nên vô cảm với gia đình vì giam mình quá lâu trong thế giới ảo. Thậm chí, một số thành phần thù ghét bố mẹ do sinh con ra trong gia đình không khá giả. Bởi trẻ bị ám ảnh về những tấm hình lung linh và cuộc sống đủ đầy mà mọi người update trên mạng xã hội.
    Lối sống vô cảm trong gia đình gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Thứ nhất, vô cảm không chỉ là cảm xúc và thái độ sống đơn thuần mà là mối nguy hại của gia đình và xã hội. Tình trạng này cho thấy sự suy đồi về đạo đức và nhân cách. Đồng thời phản ánh cách giáo dục không đúng đắn từ gia đình và nhà trường. Thứ hai, thái độ sống vô cảm sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của gia đình và khiến khoảng cách giữa bố mẹ con cái trở nên xa cách hơn. Thứ ba, lối sống vô cảm khiến bản thân mỗi người trở nên nghèo nàn về cảm xúc, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, mất đi hứng thú và động lực trong cuộc sống. Người vô cảm thậm chí không quan tâm đến tương lai của bản thân vì không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Những người này thường không thể thành công do không có động lực và quyết tâm. Thư tư, những bạn trẻ sống vô cảm thường làm việc thiếu suy nghĩ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình, người thân và nhiều hệ lụy khác. Thứ năm, nếu một bộ phận lớn có lối sống vô cảm, xã hội sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề. Thái độ sống vô cảm khiến cho nền kinh tế thụt lùi và làm xói mòn những giá trị đạo đức được truyền lại từ thế hệ trước. Chính vì vậy, gia đình cần phải có biện pháp khắc phục khi nhận thấy con cái đang có lối sống và thái độ vô cảm với người thân.
    Có nhiều biện pháp để cải thiện thái độ sống vô cảm của thế hệ trẻ với gia đình. Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con. Trong quá trình trưởng thành, con sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi lối suy nghĩ và quan niệm sống của gia đình. Chính vì vậy để con dừng lối sống vô cảm, bố mẹ cần cải thiện bản thân mỗi ngày và thể hiện những đức tính tốt qua các hành động nhỏ như giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bày tỏ sự xót thương với người gặp phải nghịch cảnh, quan tâm khi con cái gặp chuyện buồn, biết ơn ông bà, Dần dần, trẻ cũng sẽ học cách chia sẻ và quan tâm hơn đến những người xung quanh. Bố mẹ cần nghiêm khắc để con thay đổi tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mà không biết chia sẻ và đồng cảm với người khác. Tôn trọng và lắng nghe con là cách đơn giản để giúp con biết cách quan tâm, chia sẻ với những người thân trong gia đình. Ngoài ra, khi bố mẹ lắng nghe con cái, trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm từ gia đình và nuôi dưỡng cho bản thân tình cảm tương tự. Hơn nữa, việc tôn trọng trẻ cũng sẽ con nâng lòng tự trọng, nhận thức được những bất công trong xã hội và bày tỏ sự phẫn uất khi nhìn thấy người khác bị chèn ép, sỉ nhục.
    Từ đó, bản thân mỗi chúng ta hãy bắt đầu nâng cao ý thức về những giá trị đạo đức và học cách quan tâm đến những người xung quanh. Và có những hành động cụ thể như nên đọc sách để tự nâng cao ý thức về những giá trị đạo đức cao đẹp như tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân cách, vị tha, bao dung, Cách đơn giản nhất để thay đổi lối sống vô cảm là học cách quan tâm đến những người xung quanh. Khi quan tâm đến người khác, bản thân con trẻ sẽ cảm nhận được cảm xúc mất mát và buồn bã, từ đó dần hình thành sự thấu cảm và chia sẻ.
    Vô cảm với người thân trong gia đình khiến cho tình cảm giữa những thành viên bị sứt mẻ, phai nhạt. Về lâu dài, thái độ vô cảm cũng sẽ lây lan trong các mối quan với thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, Để xây dựng gia đình hạnh phúc và xã hội lành mạnh, bố mẹ cần chú trọng đến việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho con. Cá nhân mỗi người cũng cần nâng cao ý thức về chuẩn mực đạo đức và hướng bản thân đến những giá trị bền vững thay vì chỉ quan tâm đến vật chất, quyền lợi.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới